Wednesday, December 25, 2013

Bài hát nói: Chung tay chung sức

* Bài hát nói chào mừng quý khách tham dự buổi tiệc gây quỹ cho Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã tại nhà hàng Liberty Palace (Sydney) ngày 27/12/2013.
Hỡi ai lẳng lặng mà nghe
Những lời tâm huyết chẳng che giấu người
Giấu chi sự thật mười mươi
Việt Nam giáo dục kém người quá đi
Dĩ nhiên tụt hậu còn gì
Nguy cơ Bắc thuộc còn chi mà ngờ
Lương sư hưng quốc bây giờ
Rất cần đến mức chẳng chờ nữa đâu
Này hỡi thanh niên lập chí
Phải làm sao giáo dục có lý, có tình
Tình nhà tình nước tình mình
Tình yêu đất nước thật tình xây dựng
Dựng xây đất nước đàng hoàng thực
Cần để nhân dân làm chủ hơn
Làm sao Dân tộc phải giữ hồn
Cứ nói ngay nói thật đâu còn có sợ
“Tang bồng hồ thỉ" bạn trẻ ơi cần trả nợ
Mỗi người mỗi kế hoạch nhỏ phải làm mau
Chung tay chung sức cùng nhau.
Sydney ngày 24 tháng 12 năm 2013
Với những lời tâm huyết, tôi muốn gửi đến các bạn trẻ ở trong và ngoài nước và mong hàng trăm, hàng ngàn người có mặt hay không có mặt cùng chia xẻ với tôi. Cũng mong các bạn trẻ ở trong và ngoài nước chia xẻ những lời tâm huyết trong Tâm Thư gửi các bản trẻ nhân chuyên đi Úc cuối năm 2013.
Cũng trong dịp này, tôi xin trân trọng giới thiệu bản thảo “Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo” và mong sau chuyến đi Úc này tác phẩm “Trường ca” được hoàn tất và ấn hành ở trong và ngoài nước với mọi dạng từ sách in giấy đến sách điện tử (ebook), kèm theo hàng chục, hàng trăm các đĩa hát thơ với hàng trăm làn điệu dân ca, ca cổ ba miền.
Tác phẩm “Trường ca” gồm 2 chương: Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo cùng phụ lục:
Giáo dục gia đình:
1. Gia huấn ca,
2. Nghệ thuật giáo dục gia đình,
3. Hịch Biển Đông-Trường ca Biển Đông dậy sóng,
4. Kinh quốc đạo, thờ quốc Tổ, anh hùng dân tộc, Thánh mẫu và tiên tổ của mọi gia đình,
Văn hóa quốc đạo gồm 3 phần:
1. Triết lý lý tưởng,
2. Bản sắc Việt Nam, niềm tự hào dân tộc,
3. Hành đạo.
Phần phụ lục gồm những bài viết giữ hồn dân tộc trên Báo Thanh Niên năm 2012 và những tâm thư gửi các bạn trẻ.
Giữ hồn dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc Việt mà văn hóa, giáo dục gia đình là nồng cốt sẽ là yếu tố quan trọng khiến Việt Nam tránh được nguy cơ trở thành thuộc quốc mà còn lớn mạnh trở thành cường quốc biển một ngày không xa. Âu cũng là góp phần vào sự nghiệp hiện nay đấu tranh, kháng chiến bảo vệ hồn dân tộc của toàn dân vậy.
Những vần thơ Gia huấn ca, Hịch Biển Đông-Trường ca Biển Đông dậy sóng cũng như Kinh Quốc đạo (Thập nhị hiền kinh), với 5, 6000 câu lục bát được quảng bá rộng rãi đến mọi gia đình Việt Nam ở trong và ngoài nước, đã và sẽ được diễn cảm bằng hát thơ với những vần thơ thuần Việt lục bát được hát với hàng trăm, ngàn các làn điệu dân ca, ca cổ của mọi miền đất nước, là vốn quý độc đáo, độc nhất vô nhị trên thế giới. (hiện đã có CD Ca trù Quốc đạo do Nhóm Ca trù Thái Hà trình diễn và CD Hát thơ Quốc đạo do Nhóm NSUT Thanh Ngoan trình diễn và trên mạng google với “Đêm ca trù, hát thơ báo hiếu”; “Đêm ca trù, hát thơ Nhớ Mẹ”; “hát thơ 2012”; “hát thơ 2013”..)
Đề án Bếp Việt với trang mạng www.amthuc.net.vn xây dựng lý luận ẩm thực Việt Nam lấy tự nhiên làm gốc, vừa ngon vừa lành… với bộ sách: "Bản sắc Ẩm thực Việt Nam", "Độc đáo ẩm thực Thăng Long - Hà Nội", "Độc đáo ẩm thực Huế", đã và sẽ được ấn hành tiếp như "Phở Việt", "Độc đáo ẩm thưc Nam Bộ", "Độc đáo ẩm thực Sài Gòn"... cùng những tọa đàm và hội thảo quốc tế Pháp-Việt về quảng bá Bếp Việt ra thế giới và phục dựng ẩm thực cung đình Huế với việc chuẩn hóa các món ăn Việt, chuẩn hóa nhà hàng Việt cùng ra đời các công ty phát triển chuỗi nhà hàng từ thực phẩm sạch đến bếp sạch.
Xin cám ơn Ban Tổ Chức cùng Quý khách có mặt hay không có mặt hưởng ứng xây dựng Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, trước hết ấn hành, phổ biến, quảng bá “Trường ca Giáo dục gia đình & Văn hóa Quốc đạo”.
Cũng xin quí vị tìm hiểu qua mạng những thông tin kể trên để cùng nhau chia sẻ, nhất là chương trình "Ngàn Thanh niên thế kỷ XXI" sẽ phát triển xây dựng Việt Nam trở thành cường quốc biển trong một ngày không xa.
Mong vậy thay,
Hãn Nguyễn Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học
Trưởng Đề án Bếp Việt - Bếp của thế giới
Chủ nhiệm CLB Âm nhạc Dân tộc Hương Sắc Ba Miền
hannguyen1940@yahoo.com

Thursday, December 5, 2013

Thư gửi bạn trẻ từ nước Úc

Tâm thư ngày 27/11/2013 gửi các bạn trẻ Việt Nam nhân chuyến đi thăm nước Úc của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã.

Ai cũng phải thừa nhận rằng tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Vậy mà một đầu bếp người Nhật, ông Onuki Hiroo trong buổi giao lưu ẩm thực Việt-Nhật ở nhà tôi đã nói rằng: “Tôi là người rất khâm phục Việt Nam, tôi đã nhiều lần đến Việt Nam, song mỗi lần đến Việt Nam tôi lại rất thất vọng khi thấy các bạn trẻ Việt Nam hiện nay cứ chăm chăm đi kiếm tiền mà không biết giá trị lịch sử văn hóa của mình lại sinh ra nhiều tiền”.

Tôi xin chia sẻ ý tưởng của người bạn Nhật quý, rất tốt này. Chính người Nhật đã rất trọng danh dự, rất quý trọng lịch sử văn hóa của họ, tạo niềm tự hào đến mức kiêu hãnh người Nhật cái gì cũng nhất nên họ có lòng yêu nước rất cao, nhất là trong xây dựng đất nước họ trở nên hùng mạnh thì mọi người Nhật đều có nhiều tiền.

Lịch sử Việt Nam đúng là lịch sử đấu tranh, nên rất tự hào về lịch sử đấu tranh. Song để thoát khỏi những nguy cơ mất nước mà khó có một dân tộc nào có nhiều những nguy cơ lớn lao đến như thế, Việt Nam có những cái độc đáo ngay trong xây dựng, trong văn hóa, nhất là có thời cơ phát lộ ra mà có khi người Việt nhất là giới trẻ không thấy, cho không có gì đáng tự hào.

Chẳng hạn như hơn 1000 năm Bắc thuộc đã tôi luyện xây dựng con người phụ nữ Việt Nam kiên cường bất khuất như bà Trưng, bà Triệu có khả năng lãnh đạo như nam giới song cũng đảm việc nhà, là nội tướng “khiến lệnh ông không bằng cồng bà” và còn bao nhiêu cái hay cái đẹp mà tôi đã từng viết những cái nhất thế giới của người phụ nữ Việt Nam.

Hoặc như hàng ngàn năm tự chủ, các chính quyền qua các thời đại có những sai lầm tai hại như xây dựng khoa cử nho học, Tống nho dạy và học, thi hương chỉ thi Bắc sử, học toàn văn hóa Tàu. Song văn hóa dân gian cách ăn, cách mặc, cách ở, sinh hoạt lễ hội, âm nhạc dân tộc thật tuyệt vời khiến các nhà nho không mất gốc và dân vẫn giữ bản sắc dân tộc riêng của mình. Ngay theo Nho giáo “nam nữ thụ thụ bất thân”, nhà chùa không được ca hát, song hát quan họ thì lại có tục ngủ bọn và hát quan họ ngay tại các chùa như chùa Thị Cầu…

Hoặc có một thời chữ Hán chữ Tây tràn ngập hầu như biến người Việt thành kẻ nô dịch, vọng ngoại; vì mưu sinh mọi người đua nhau học chữ Hán, chữ Tây để cầu vinh, song lập tức thấy ngay sự tuyệt vời của ngôn ngữ Việt, tiếp thu, rồi lại Việt hóa ngay không phải chỉ sự ra đời của chữ Nôm để in ấn các tác phẩm bất hủ các tác phẩm bất hủ Hán nôm như Truyện Kiều hay sách bách khoa toàn thư "Lịch triều hiến chướng loại chí" của Phan Huy Chú mà cách phiên âm chữ Hán chữ Tây đọc theo kiểu Việt khiến cho ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú, tải tất cả kho kiến thức cuả cả nhân loại. Điều độc đáo tuyệt vời hơn nữa là trên thế giới không có nước nào với ngôn ngữ đơn lập đa âm, sáu âm khiến người Việt Nam nói như hát hay như chim hót và với thơ ca nhất là thơ lục bát vừa có cước vận lại có yêu vận khiến có thể hát hàng trăm, hàng ngàn làn điệu dân ca ca cổ ba miền…

Cũng như trước đây người ta coi thường những món ăn Việt coi như là nhẹ, không đáng kể gì thì nay thấy những món ăn Tây, Tàu nhiều thịt, nhiều dầu mỡ, tuy rất ngon, dư dinh dưỡng lại đang sinh ra nhiều bệnh như bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường, gout, ung thư (cancer)... khiến món ăn nhẹ Việt Nam lấy tự nhiên làm gốc, ít thịt, ít mỡ, nhiều rau củ quả, lại rất lợi cho sức khỏe… nên bắt đầu ưa thích.

Và rồi biết bao những gì ta coi là tầm thường, lại rất độc đáo không có dân tộc, nước nào có, rất đáng tự hào.

Song có dân tộc nào trên trái đất này lại không có những gì xấu xí đâu, nhất là khi Việt Nam chưa đến kỷ nguyên xây dựng đất nước hùng mạnh, chưa có truyền thống yêu nước trong xây dựng đất nước như nước Nhật hay nhiều nước hùng cường khác.

Có thể Trung Quốc đang vươn lên trở thành một cường quốc, không chịu bị bắt nạt, xử ép như thế kỷ trước, thì Việt Nam cũng thế và còn có động lực lớn hơn như đang bị chính Trung Quốc làm nhục, xử ép ở Biển Đông, buộc Việt Nam trở thành thuộc quốc. Điều này lịch sử Việt Nam cho biết chưa bao giờ chịu khuất phục và nay lại càng có nhiều yếu tố, khả năng tin tưởng hơn như thế.

Và bây giờ giới trẻ Việt Nam hãy nhìn thẳng vào mình xem cơ sự nào khiến một người Nhật như ông Okuni Hiroo nói các bạn trẻ như trên.

Chắc chắn có nhiều nguyên do trong đó có nguyên do bị bão hòa yêu nước trong chiến đấu khi chiến tranh ác liệt quá, lâu dài quá, nhiều gian khổ quá, khiến nay cần được bù đắp hưởng thụ, nên ngủ quên yêu nước trong xây dựng!

Chắc chắn chính quyền phải chịu trách nhiệm chính, song mỗi người Việt Nam trong đó có những người thầy như tôi cũng phải chịu trách nhiệm, vì đất nước là của chung, không ai được độc quyền yêu nước!

Chính vì vậy mà nhiều năm nay tôi đi nhiều nơi và bây giờ tôi sang nước Úc tiếp tục nói về Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa. Hoàng Sa & Trường Sa như là chất men yêu nước. Bởi càng có nguy cơ, lại càng có thời cơ tốt. Nước Úc là chặng dừng chân cuối cùng cho sự đánh động việc hoàn chỉnh dịch thuật hồ sơ tư liệu bằng Tiếng Anh về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa & Trường Sa để tôi sẽ gửi đến các thư viện lớn trên thế giới.

Nếu từ Nuremberg đến Praha, tôi cùng nhà thơ Mai Trinh hứng khởi sáng tác “Hịch Biển Đông" thì nay từ Sydney đến các nơi như Adelaide, Melbourne, Camberra, chúng tôi sẽ hoàn tất "Trường Ca Biển Đông dậy sóng", cũng là hoàn tất tập "Trường ca Giáo dục gia đình và Văn hóa Quốc đạo", thờ Tổ tiên, Quốc tổ, anh hùng dân tộc, với những triết lý sống của Việt nam như "triết lý bầu bí" có thể giúp trái đất thoát khỏi nguy cơ tận thế. Từ đây tôi sẽ khởi viết “Người Việt xấu xí", nhất là cái xấu thiếu liên kết, thiếu đoàn kết, không quan tâm đến hòan chỉnh, đến nơi đến chốn; thích hưởng thụ sớm; hoang phí vô độ…

Tôi vẫn đặt nhiều kỳ vọng nơi các bạn trẻ Việt Nam, nên đã khởi xướng “Chương trình Ngàn thanh niên thế kỷ XXI”, mỗi người có đề án riêng, một kế hoạch nhỏ xây dựng nội lực Việt Nam hùng cường thế kỷ XXI. Đồng thời tôi sẽ cố gắng phổ biến những nỗ lực nghiên cứu gíao dục, giúp đổi mới toàn diện giáo dục, nhất là đổi mới phương pháp dạy học hiện đại phối hợp với giáo dục gia đình, giữ hồn dân tộc, tạo niềm tự hào dân tộc, lấy cái nhục tụt hậu như ông cha từng lấy nhục vong quốc, sẵn sàng dấn thân, hy sinh tư lợi, tạo động lực cho giới trẻ xây dựng đất nước hùng cường, sớm trở thành cường quốc biển, mới mong thoát nguy cơ Bắc thuộc một lần nữa.

Mong vậy thay,

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã

Nguồn: http://hannguyennguyennha.com/thu-trong-nha/56-thu-gui-tu-nuoc-uc

Thursday, November 28, 2013

Chương trình ra mắt Câu lạc bộ Âm nhạc Dân tộc "Hương sắc ba miền"

Hồ Chí Minh City's first organization dedicated to folk songs and folk dance was established on Sunday November 24th, 2013 at Hồ Chí Minh City's Center for Light Music (57 Cao Thắng, Ward 3, District 3).

Buổi lễ ra mắt Câu lạc bộ Dân ca Hương Sắc Ba Miền do TS. Hãn Nguyên Nguyễn Nhã chủ nhiệm đã diễn ra lúc 9 giờ sáng Chủ Nhật ngày 24/11/2013 tại Trung tâm Ca nhạc nhẹ Tp.HCM (57 Cao Thắng, Phường 3, Quận 3).

Chương trình biểu diễn văn nghệ ra mắt:

1. Hòa tấu Đàn đá với nhạc cụ gõ dân tộc: Âm vang ngàn xưa
Biểu diễn: NS Đức Dậu cùng nhóm nhạc Phù Đổng
2. Đơn ca: Lý quy phụng (Dân ca Nam bộ)
Biểu diễn: NSUT Bích Phượng
3. Hòa tấu đàn tranh: Liên khúc dân ca Bắc bộ
Biểu diễn: Tốp nữ CLB
4. Song ca và nhóm múa phụ họa: Lời yêu gởi Noọng
Biểu diễn: Minh Luân – Linh Đan
5. Tốp ca nam: Đàn đá đêm nay (Amư Nhân, Âm hưởng dân ca Raglai)
Biểu diễn: Trường Thi - Thanh Liêm – Anh Hào - Thanh Mai – Thanh Hoa – Diễm Phương
6. Đơn ca: Mẹ yêu con (Nguyễn Văn Tý)
Biểu diễn: Bích Hồng
7. Múa độc lập: Múa bóng
Biểu diễn: Anh Đào
8. Đơn ca: Lý Hoài Nam (Dân ca Trung bộ)
Biểu diễn: NSUT Hồng Vân
9. Độc tấu đàn Cò và đàn K’ní
Biểu diễn: Văn Thảo cùng toàn ban nhạc CLB phụ đệm
10. Tốp ca Nam nữ: Liên khúc Lý Cây Đa – Lý Mười Thương – Lý Ngựa Ô Nam bộ
Biểu diễn: Tốp ca nam nữ CLB và nhóm múa phụ họa


Sunday, November 24, 2013

Thư ngỏ nhân dịp nhận chức chủ nhiệm CLB Âm nhạc Dân tộc "Hương sắc ba miền"


THƯ NGỎ CỦA TIẾN SĨ SỬ HỌC NGUYỄN NHÃ NHÂN DỊP NHẬN CHỨC  CHỦ NHIỆM “CLB ÂM NHẠC DÂN TỘC HƯƠNG SẮC BA MIỀN TP. HỒ CHÍ MINH” NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2013

Trong thời kỳ đổi mới & hội nhập, toàn cầu hóa xây dựng đất nước hiện nay có nhiều nguy cơ vọng ngoại, lòng yêu nước mờ nhạt, mất phương hướng, thiếu động lực cao xây dựng đất nước, giới trẻ cứ chăm chăm kiếm tiền lo vun vén tư lợi riêng hoặc ăn chơi phung phí, ít quan tâm nỗ lực xây dựng đất nước hùng cường dân giàu nước mạnh mà không biết những giá trị quý báu của lịch sử văn hóa dân tộc khiến lòng tự hào dân tộc lại tạo ra được động lực xây dựng đất nước giàu mạnh, lại sinh ra nhiều tiền cho mỗi người.

Trong khi lịch sử văn hóa Việt Nam trong đó thơ ca, âm nhạc dân tộc có nhiều độc đáo, rất đáng tự hào như thơ lục bát hay lục bát biến thể được ca hát hàng ngàn làn điệu dân ca ca cổ ba miền có khả năng hun đúc, thúc đẩy lòng yêu nước, cứu nước cũng như giữ hồn dân tộc, giữ bản sắc dân tộc. Chưa có nước nào trên thế giới từ mẫu giáo đến lớp 12 học nhiều thơ đến thế, nên đem hát thơ vào trường học là tự nhiên đem âm nhạc truyền thống vào trường học. Cũng chưa nước nào có đàn bầu, đàn đáy (ghi ta của Việt Nam) đàn cò kéo hát xẩm, các tiếng chim, chó... bộ gõ hay, độc đáo như Việt Nam. Âm nhạc dân tộc có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam yêu nước Việt Nam, con người Việt Nam.

Trong khi ấy, TP. Hồ Chí Minh, nơi hội tụ nhiều cư dân của tất cả các địa phương ba miền, là Việt Nam thu nhỏ, nơi hội tụ nhiều nghệ sĩ tài năng của đất nước.

Chính vì thế, một câu lạc bộ âm nhạc dân tộc lấy tên CLB Âm Nhạc Dân Tộc Hương Sắc Ba Miền TP.HCM ra đời hơn bao giờ hết  là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu  bức xúc và khát vọng của những người yêu nước trong đó có chúng tôi.

Thay mặt Ban Chủ nhiệm Lâm Thời, tôi xin chân thành cám ơn Trung Tâm Văn Hóa TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho ra đời cũng như lễ ra mắt trọng thể song ấm cúng của CLB của chúng ta ngày hôm nay. Cũng xin chân thành cám ơn tất cả mọi người có mặt hay không có mặt trong Buổi lễ ra mắt hôm nay đã và sẽ cùng nhau chia sẻ những ước mơ, những tâm huyết và cả những bức xúc hiện nay: giới trẻ hình như chưa hẳn đã quay lưng song thật sự nhiều bạn trẻ không mấy mặn mà đối với dân ca, dân nhạc, dân vũ, âm nhạc dân tộc.

Chúng tôi xin xác định định hướng và mục tiêu của CLB Âm Nhạc Dân Tộc Hương Sắc Ba Miền TP.HCM như sau:

Một là về định hướng CLB nỗ lực giữ gìn bản sắc riêng dân tộc, giữ hồn dân tộc để đất nước tồn tại và phát triển. CLB này khác với các câu lạc bộ bình thường, đã và sẽ qui tụ những nghệ sĩ gạo cội vừa mang tính tiêu biểu, trung tâm cho các câu lạc bộ âm nhạc dân tộc vừa có khả năng lan tỏa, truyền đạt quần chúng rộng rãi có nhiều người nghe, người coi và người kế tục từ giới trẻ nhất là trong các trường học từ tiểu học đến trung học đại học.

Hai là về mục tiêu CLB  là sưu tầm, khảo cứu, phát huy, quảng bá âm nhạc dân tộc ba miền từ dân nhạc, dân ca, dân vũ ba miền từ đó nghiên cứu, phát huy các loại hình để góp phần quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước. Cũng từ đó với sự góp mặt tự nguyện của các nghệ sĩ lão thành tích cực đào tạo, truyền lửa cho các thế hệ trẻ kế thừa, nhất là tổ chức biểu diễn  tiêu biểu, quảng bá cho các giới trẻ ở các trường học. Đồng thời sẽ nỗ lực góp phần phát triển quảng bá trong du lịch quốc nội và quốc ngoại; kết hợp với ngành du lịch có những hoạt động từ hát rong đường phố đến các nhà hàng, các lễ hội, các cuộc giao lưu trong và ngoài nước để đẩy mạnh quảng bá âm nhạc dân tộc ba miền.

Với ba phó chủ nhiệm phụ trách 3 tổ dân ca, dân nhạc, dân vũ  cùng với phó chủ nhiệm về bảo trợ tài chánh, đặc trách về du  sẽ có kế hoạch cụ thể giao lưu biểu diễn, quảng bá ở trong và ngoài nước.

Riêng tôi có ước mơ như GSTS Trần Văn Khê một ngày nào đó âm nhạc dân tộc được đưa vào trường học. Như Thái Lan chẳng hạn, các trường tiểu học đều trưng bày nhạc cụ dân tộc để giới trẻ tiếp cận ngay từ bé.

Nhân dịp này, Tôi kêu gọi các ban giám hiệu các trường học từ phổ thông đến cao đẳng, đại học tại TP. Hồ Chí Minh và một ngày không xa của cả nước tạo mọi điều kiện cho ra đời các câu lạc bộ dân ca, dân nhạc, dân vũ,

Từ các trường như trường Đại Học Kinh Tế, Ngân Hàng tại TP. HCM... hiện nay đã có câu lạc bộ dân ca, sau ngày ra mắt ngày hôm nay sẽ tiếp tục cho ra mắt nhiều các câu lạc bộ dân ca của nhiều trường khác nữa, sẽ là niềm hạnh phúc lớn lao cho riêng tôi cũng như cho CLB này và cho những người yêu nước Việt Nam.
Các nghệ sĩ gạo cội lão thành của CLB nhiều người đã bỏ hết cả cuộc đời cho âm nhạc dân tộc sẽ sẵn sàng truyền lửa, đào tạo cho giới trẻ về dân ca, dân  nhạc, dân vũ.

Qua mười tiết mục biểu diễn chào mừng Lễ ra mắt CLB Âm Nhạc Dân Tộc Hương Sắc Ba Miền TP.HCM ngày hôm nay với các nghệ sĩ gạo cội như các nghệ sĩ Hồng Vân, Bích Phượng, Bích Hồng, Văn Thảo, Đức Dậu... cùng các nhạc sĩ lão thành như Minh Quang, Quốc Trụ, Thúy Hoan... cùng với các bạn trẻ rất nhiệt tình từ các trường học của TPHCM, dù chỉ có chưa tới 10 ngày tập luyện, đã nói lên bầu nhiệt tâm yêu dân ca, dân nhạc, dân vũ  như thế nào.

Chúng ta có quyền ước mơ ngày nào đó trả lời cho một đầu bếp người Nhật Onuki Hiroo từng nói rằng ông ta rất ngưỡng mộ Việt Nam, đã nhiều lần đến thăm Việt Nam, song mỗi lần đến thăm, ông rất thất vọng vì thấy giới trẻ Việt Nam cứ chăm chăm đi kiếm tiền mà không biết những gia trị quý báu của lịch sử văn hoá của  đât nước mình lại sinh ra nhiều tiền. Bởi giới trẻ có lòng tự hào dân tộc, yêu nước trong xây dựng sẽ khiến nước mình giàu mạnh như nước Nhật thì thiếu gì tiền.

Tôi xin phép được có quyền ước mơ một ngày nào đó trong các lễ hội như ở Nhật hay bao nước khác có hàng ngàn giới trẻ Việt Nam tự hào cùng nhau biểu diễn đánh trống, gõ bộ gõ, sử dụng các nhạc cụ dân tộc, hát dân ca, dân vũ tại TP.HCM và nhiều nơi khác.

Và như thế thì mỗi người trong chúng ta có mặt hay không có mặt ngày hôm nay phải chia sẻ ước mơ và phải bắt đầu quí trọng và có hành động cụ thể, khởi đầu bằng những cử chỉ, hành động nhỏ nhặt nhất.

Và tôi xin nhắc lại lời phát biểu  của một nữ sinh viên Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội năm 2011, song xin dược “nói trại” thay vì Hoàng Sa mà là Dân ca, Dân nhạc, Dân vũ rằng: “Bất cứ ai vô cảm với Dân Ca, Dân Nhạc, Dân Vũ là có tội với Tổ Tông và Dân Tộc”.

Rất mong mọi người nhất là giới truyền thông chia xẻ.

Xin chân thành cảm tạ tất cả quí vị.

TPHCM ngày 24 tháng 11 năm 2013.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã

Saturday, November 16, 2013

Tường thuật: Hội thảo biển đảo Việt Nam tại Boston ngày 16/06/2012

Hội thảo Biển Đảo Việt Nam do Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam vùng Boston mở rộng (TNSV Boston) tổ chức từ 9am-12pm ngày 16/06/2012 tại Lecture Hall, Harvard Yenching Library, Đại học Harvard. Hội thảo cũng sẽ được thu hình và phát sóng trực tiếp trên kênh Youtube của TNSV Boston.

Hội thảo nhằm cung cấp cho các bạn du học sinh các thông tin liên quan đến tình hình biển đảo của Việt Nam, các bằng chứng xác đáng về chủ quyền, cùng những cập nhật về luật quốc tế liên quan đến vấn đề biển đảo qua các diễn giả như tiến sĩ Nguyễn Nhã, tiến sĩ Tạ Văn Tài (giảng viên luật Việt Nam tại Trường Luật thuộc Ðại học Harvard), ông Thomas Vallely (Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard) cùng những chuyên gia về biển Đông...

Sunday, November 10, 2013

Chàng sinh viên với công trình nghiên cứu về Hoàng Sa -Trường Sa

TS. Nguyễn Nhã trả lời phỏng vấn trong chương trình truyền hình “Tiếp sức những ước mơ” kỳ 26 phát hình lúc 19g50 ngày 10/11/2013 trên kênh VTV9 (Đài Truyền hình Quốc gia Việt Nam, http://www.vtv9.com.vn) và trang mạng báo Tuổi Trẻ: http://tv.tuoitre.vn.

Truy cập www.hannguyennguyennha.com để xem thêm chi tiết các hoạt động của Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã.


Chàng sinh viên với công trình nghiên cứu về Hoàng Sa -Trường Sa
10/11/2013 05:57 (GMT + 7)

 TT - Câu chuyện của Trần Mỹ Hải Lộc- sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM - xoay quanh đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa.

Gia đình thuộc diện cận nghèo, Hải Lộc được đến trường suốt bốn năm qua là nhờ vào quỹ vay vốn học tập từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Cuộc sống ngày càng khó khăn nhưng Lộc vẫn nuôi ước mơ trở thành một giảng viên với những đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu nhằm truyền đạt đến học sinh - sinh viên kiến thức về lịch sử của nước nhà một cách sâu sát nhất. Ước mơ đó đã không ngừng thôi thúc Lộc tham gia nghiên cứu lịch sử một cách bài bản và nghiêm túc. “Làm thế nào để các bạn trẻ hiểu một cách hệ thống về Hoàng Sa - Trường Sa?” - câu hỏi này đã làm Lộc suy nghĩ mãi, và rồi đề tài nghiên cứu khoa học “Luật pháp quốc tế với cơ sở lịch sử: Hệ thống bản đồ VN - Trung Quốc - các quốc gia, tổ chức phương Tây liên quan đến chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa” được ra đời sau nhiều đêm trăn trở.

Mời quý vị theo dõi câu chuyện của Hải Lộc (ĐH Sư phạm TP.HCM) được giới thiệu trong chương trình truyền hình “Tiếp sức những ước mơ” phát sóng lúc 19g50 chủ nhật, 10-11-2013 trên kênh VTV9 và trên trang Truyền hình báo Tuổi Trẻ tại địa chỉ http://tv.tuoitre.vn/

ANH ĐÀO 

Nguồn: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/579303/chang-sinh-vien-voi-cong-trinh-nghien-cuu-ve-hoang-sa-truong-sa.html

Thư gửi bạn trẻ từ châu Âu

Tâm thư ngày 29/06/2013 gửi bạn trẻ nhân chuyến đi nói chuyện về chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông ở các nước châu Âu: Pháp, Đức, Tiệp...

 *Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã

 (Trưởng Đề án bếp Việt - Bếp của thế giới)

 Sau chuyến đi tham gia Hội thảo về Biển Đông ngày 16/6/2012 tại Đại Học Harvard do Hội sinh viên Việt Nam vùng Boston mở rộng tổ chức, nay tôi lại có dịp đi nói chuyện về Chủ quyền của  Việt Nam tại Hoàng Sa , Trường và Biển Đông tại một số nơi như Pháp, Đức, Tiệp cũng do các hội sinh viên Việt Nam tại các nước ấy tổ chức.

 Với tính cách của một nhà nghiên cứu sử học, tôi muốn trình bày khách quan khoa học về sự thật chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa - Trưởng Sa và Biển Đông. Tôi đã từng nói “Tôi rất trân trọng những nhà chính trị ở bất cứ nơi đâu, song cũng mong những nhà chính trị cũng tôn trọng những người nghiên cứu sử học như tôi”.

 Tôi cũng muốn nêu hai vấn đề cùng trao đổi với các bạn trẻ ở khắp nơi trong và ngoài nước:

 Một là làm cách nào các bạn trẻ góp phần quảng bá sự thật lịch sử rất khách quan về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa & Biển Đông tới người dân trong nước cũng như nhân dân các nước kể cả nhân dân Trung Quốc?

 Hai là làm cách nào để mỗi người Việt Nam, nhất là các bạn trẻ có một kế hoạch nhỏ xây dựng nội lực đất nước hùng cường trong tương lai không xa trở thành cường quốc biển để không còn bị xử ép, làm nhục hay ý đồ biến Việt Nam trở thành thuộc quốc.

 Theo tôi, đất nước là của chung, dĩ nhiên thời nào cũng vậy, chính quyền đóng vai trò quan trọng nhất, song không có ai độc quyền yêu nước mà “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Kẻ thất phu cũng có trách nhiệm, huống hồ chúng ta đều là thành phần trí thức chắc chắn cũng phải có trách nhiệm không kém đối với đất nước; mỗi người mỗi việc, mỗi người một chuyên môn, nhất là do nỗ lực học hỏi các tinh hoa thế giới như các bạn để nỗ lực góp phần xây dựng đất nước như bao thanh niên các nước phát triển trên thế giới trong đó có thanh niên Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 đến nay.

 Hai vấn đề nêu trên, chắc chắn mỗi người đều có ý riêng tham gia có thể phát biểu công khai trước mọi người. Song tôi mong muốn mỗi người có thể tự nhủ với lòng mình, âm thầm tìm các giải pháp và tự mình âm thầm hành động chứ không chỉ góp ý suông mà thôi.

 Theo tôi hiện nay chúng ta đang thiếu hai điều khiến cuộc sống kém hẳn chất lượng: Một là thiếu minh bạch, thiếu trung thực, hay quá gian dối. Hai là thiếu sự tử tế với nhau kể cả nói chung người với người. Nếu mỗi người chúng ta cố thể hiện khắc phục hai điều nói trên, chắc chắc xã hội sẽ có nhiều chuyển biến, thay đổi chất cuộc sống kể cả đời sống chính trị.

Tôi là người vừa nói thẳng, nói thật hết tâm tư của mình trong ba tập Việt Nam Huyết Lệ Thi Thư, Tập 1 (năm 2006) và tập II, III (năm 2013) và bằng những hành động cụ thể về Kế hoạch nhỏ: xây dựng Bếp Việt - bếp của thế giới và khởi xướg Chương trình ”Ngàn Thanh niên thế kỷ XXI".

 Chính chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI” với 4 tiêu chí trong đó có tiêu chí phải có tâm, có tầm, cố gắng có đề án để đời góp phần xây dựng Việt Nam trở thành cường quốc biển trong Tương lai và phải trung thực, tử tế với mọi người. Trong ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương vừa qua đã có một số thanh niên đăng ký đề án của mình như thanh niên từng du học Nhất Bản, đăng ký đề án “Ngàn cánh hạc”, rèn luyện kỹ năng sống theo cách thanh niên Nhật hay một siêu đầu bếp đăng ký đề án “đào tạo ngàn thanh niên đầu bếp giỏi” quảng bá bếp Việt ra thế giới hay một thanh niên đăng ký “ngàn thanh niên thế giới du”, học hỏi các tinh hoa thế giới về xây dựng đất nước nhà…

 Tôi muốn nhắc lại tâm nguyện của tôi khi tôi đến Singapore vào ngày 1/6/2013 nói chuyện về "Cơ sở pháp lý quốc tế về Chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa & Biển Đông" do Hội Chuyên gia Việt Nam tại Singapore tổ chức với ước mong bạn trẻ trong và ngoài nước chia sẻ Tâm nguyện của tôi khi khởi xướng chương trình "Ngàn Thanh niện thế kỷ XXI" nêu trên.

 Mong vậy thay!

 Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học

 Trưởng Đề án Bếp Việt- Bếp của Thế giới)

 Hãn Nguyên Nguyễn Nhã Foundation

 www.hannguyennguyennha.com

 www.amthuc.net.vn

Nguồn: http://hannguyennguyennha.com/ky-uc-xa-hoi/19-thu-trong-nha-thu-trong-nha/13-tam-thu-hoang-sa-truong-sa-bien-dong-chau-au

Saturday, June 1, 2013

Thư gửi bạn trẻ từ Singapore

* Tâm thư của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã (Trưởng Đề án bếp Việ t- Bếp của thế giới) gửi các bạn trẻ nhân chuyến đi nói chuyện về cơ sở pháp lý của chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông tại Singapore vào ngày 01 tháng 06 năm 2013.

Sau chuyến đi tham gia Hội thảo về Biển Đông ngày 16/06/2012 tại Đại học Harvard do Hội sinh viên Việt Nam vùng Boston mở rộng tổ chức, nay tôi lại có dịp đi Singapore nói chuyện vào ngày 1/6/2013 do Hội Chuyên Gia Việt Nam tại Singapore (Việt Nam 2020) tổ chức về đề tài: “Cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông” đồng thời đến cổ vũ cô học trò Thu Loan biểu diễn món bánh bánh căn, bánh xèo Ninh Thuận ở Lễ hội Ẩm thực Thế giới tại Vịnh Marina.

Với tính cách của một nhà nghiên cứu sử học, tôi muốn trình bày khách quan khoa học về sự thật chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa - Trưởng Sa và Biển Đông. Tôi đã từng nói: “Tôi rất trân trọng những nhà chính trị ở bất cứ nơi đâu, song cũng mong những nhà chính trị cũng tôn trọng những người nghiên cứu sử học như tôi”.

Sự thật lịch sử rất quan trọng vì lịch sử cho nhân loại những bài học lịch sử rất quý giá. Như trong những hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và tại Quảng Ngãi vừa qua, có học giả đã ái ngại về bi kịch Châu Á có thể sẽ xảy ra như bi kịch Châu Âu đã xảy ra hồi thế chiến thứ hai, thế kỷ XX vừa qua, khi thấy sự hung hăng hiện nay cứ tăng lên như sự hung hăng ở Châu Âu trước đây.

Hồi Thế chiến thứ hai mới chỉ có một nước có vài quả bom nguyên tử nhỏ đã khiến cuộc chiến chấm dứt, nay nhiều nước không những có kho võ khí hạt nhân quá lớn lao mà còn vô số các lò hạt nhân. Nếu xảy ra bi kịch các kho bom nguyên tử hay hàng loạt các lò hạt nhân nổ tung vì bất cứ nguyên do gì, thì cả thế giới có khả năng bị nổ tung hay ô nhiễm phóng xạ, nhân loại bị hủy diệt chứ đâu chỉ mấy chục triệu người chết, đâu chỉ một số thành phố bị hủy diệt hoàn toàn! Chẳng lẽ thế giới, loài người chịu khoanh tay để cho một cá nhân hay một thiểu số hung dữ, kể cả một nhóm khủng bố nào đó hoành hành. Chẳng lẽ loài người cứ vô tư sống, chẳng cần quan tâm đến tương lai ra sao. Họa hoằn có người đưa ra cảnh báo tận thế thì chỉ cũng vô tư coi như trò cười!

Tôi vốn là người nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu các quyền lực qua các thời đại. Không có một cá nhân nào, một nhóm quyền lực nào khi nắm được quyền lực lại không ham muốn quyền lực của mình được tăng lên và quyền lực đối thủ giảm đi và chịu chia sẻ quyền lực một cách dễ dàng cho người khác, nhóm khác, trừ phi có cơ chế bắt buộc họ phải chia sẻ, phải nhường. Chỉ khi nào có cơ chế hiệu quả trong đó có luật pháp mới buộc có sự chia sẻ, nhường lại và như thế cộng đồng, quốc gia và cả thế giới mới có trật tự, ổn định, hòa bình bền vững.

Sự hung dữ hiện nay ở Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp lẽ phải, bất chấp sự thật lịch sử đang đe dọa trật tự, hòa bình ổn định thế giới. Có nhiều người, nhiều nước hiện nay chỉ quan tâm đến Biển Đông, đến tự do hàng hải, còn việc tranh chấp chủ quyền biển đảo là chuyện nội bộ các bên. Song có biết đâu chính sự tranh chấp chủ quyền biển đảo bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp sự thật lịch sử khiến dẫn đến sự rắc rối, hung dữ tại Biển Đông.

Theo tôi, sự thật lịch sử, lẽ phải cũng như luật pháp quốc tế hiện hành trong đó có Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc phải được quảng bá qua giáo dục cũng như qua các phương tiện truyền thông thế giới đến nhân dân các nước trên thế giới nhất là tại các nước có tranh chấp để nhân dân đấu tranh buộc các nhà cầm quyền các nước không được dối trá, không được hung dữ, tôn trọng lẽ phải, sự thật lịch sử, luật pháp quốc tế. Có như thế mới mong trật tự, hòa bình ổn định thế giới, vận mệnh của người dân  được bảo đảm và những nguy cơ hủy diệt nhân loại, thế giới mới mong được đẩy lùi .

Song hành với đấu tranh cho lẽ phải, sự thật lịch sự, luật pháp quốc tế, khi mà lý của kẻ mạnh còn đang hoành hành, thì đối với một thanh niên Việt Nam, trước những nguy có chưa từng có tại Biển Đông, mỗi người Việt Nam phải có một kế hoạch nhỏ xây dựng nội lực hùng cường, phải  trở thành cường quốc biển trong tương lai, nếu không muốn bị xử ép, làm nhục hay trở thành thuộc quốc! Không có cách nào khác Việt Nam phải đại hòa, phải làm bạn, cùng thắng với các nước kể cả cựu thù!

Chính vì  vậy tôi mới khởi xướng “Chương trình ngàn thanh niên thế kỷ XXI” với 4 tiêu chí trong đó có tiêu chí phải có tâm, có tầm, cố gắng có đề án để đời góp phần xây dựng Việt Nam trở thành cường quốc biển trong tương lai và phải trung thực, tử tế với mọi người. Trong ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương vừa qua đã có một số thanh niên đăng ký đề án của mình như thanh niên từng du học Nhật Bản, đăng ký đề án “Ngàn cánh hạc” rèn luyện kỹ năng sống theo cách thanh niên Nhật hay một siêu đầu bếp đăng ký đề án “Đào tạo ngàn thanh niên đầu bếp giỏi” quảng bá bếp Việt ra thế giới hay một thanh niên đăng ký “Ngàn thanh niên thế giới du”, học hỏi các tinh hoa thế giới về xây dựng đất nước nhà…

Nay tôi đến Singapore với tâm nguyện trên và mong các bạn trẻ trong và ngoài nước chia sẻ tâm nguyện của  tôi,

Mong vậy thay!

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ Sử học
Trưởng Đề án Bếp Việt - Bếp của Thế giới - www.amthuc.net.vn
Hãn Nguyên Nguyễn Nhã Foundation - www.hannguyennguyennha.com

Friday, May 3, 2013

Phải tôn trọng lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa

02/05/2013 07:47 (GMT + 7)

TT - Vấn đề biển Đông hiện nay với sự căng thẳng càng ngày càng leo thang khiến nhiều học giả quốc tế trong các hội thảo về biển Đông e ngại nguy cơ xảy ra bi kịch châu Á, như đã xảy ra bi kịch châu Âu ở Thế chiến thứ hai.


Chiến sĩ hải quân vùng 3 xem những tấm bản đồ thể hiện Hoàng Sa là của Việt Nam tại Bảo tàng Đà Nẵng ngày 29-4 - Ảnh: HỮU KHÁ

Có một nghịch lý là thế giới hiện nay chỉ quan tâm đến biển Đông có liên quan đến quyền lợi cốt lõi của mỗi nước, còn vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo đá là chuyện nội bộ của các nước tranh chấp, mà không biết hay cố tình không biết chính thực tế sự tranh chấp chủ quyền các đảo đá bất cần đến sự thật lịch sử và bất chấp luật pháp quốc tế khiến sự căng thẳng leo thang.

Trong hội thảo quốc tế tại Quảng Ngãi vừa qua, một học giả đến từ một trường đại học ở Hong Kong cho rằng sự quảng bá ra thế giới sự thật lịch sử về chủ quyền của Việt Nam còn rất hạn chế. Tôi cũng vừa đề nghị cần quan tâm đến sự thật lịch sử chủ quyền tại Paracel (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa).

Từ luận điểm “đất vô chủ”
Chỉ cần tập trung vào sự thật lịch sử năm 1909, Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, chính quyền Quảng Đông đưa ra luận điểm Paracel là “đất vô chủ”, bắt đầu tổ chức chiếm hữu theo cách của phương Tây như cho tàu chiến bắn 21 phát súng, cắm cờ, cắm cột mốc chủ quyền tại các đảo ở Paracel và đặt tên là Tây Sa. Hay tập trung vào sự kiện năm 1898 khi công ty bảo hiểm Anh nhờ quan chức tổng lãnh sự Anh yêu cầu chính quyền Hải Nam bồi thường vụ dân Hải Nam hôi của lấy đồng thau của tàu Bellona (của Đức) bị đắm năm 1895 và tàu Nhật Unofi Maru bị đắm năm 1896 tại Paracel, thì chính quyền Hải Nam bác bỏ Paracel không thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Khi ấy Việt Nam đã có quá nhiều chứng cứ minh chứng Paracel là của Việt Nam, từ văn bản nhà nước như Châu bản của triều đình Nguyễn, các văn bản chính quyền địa phương cũng như chính sử, địa chí, bản đồ, cho đến các tài liệu, bản đồ của phương Tây cũng như chính tài liệu, bản đồ của Trung Quốc. Các tài liệu của phương Tây như Gutzlaff năm 1849 hay bản đồ An Nam đại quốc họa đồ ghi rất rõ Paracel chính là Cát Vàng, tức Hoàng Sa.

Việt Nam đã chiếm hữu thật sự mang tính nhà nước liên tục và hòa bình qua các thời đại từ đội dân binh Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải đi khai thác sản vật tại Hoàng Sa và Trường Sa từ đầu thế kỷ 17, đến khi thủy quân đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền từ năm 1816-1836 trở thành lệ hằng năm.

Đã tuyên bố Paracel vô chủ hay Paracel không thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì có đưa bất cứ bằng chứng nào sau này cũng chỉ là ngụy tạo hay suy diễn không có giá trị, trái với sự thật lịch sử.

Lịch sử không thể cắt xén
Tháng 4-1956, lợi dụng quân đội Pháp rút khỏi Đông Dương, Đài Loan chiếm đảo lớn nhất là Itu Aba, tức đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa (Trung Quốc mới đặt tên Thái Bình, kỷ niệm tàu Thái Bình chiếm đóng cuối năm 1946); Trung Quốc chiếm đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa và lợi dụng quan hệ mới với Mỹ sau Tuyên bố chung Thượng Hải năm 1972, Trung Quốc đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa ngày 19-1-1974.

So với trước năm 1949, từ đây Trung Quốc đã bắt đầu quan tâm hơn đến luận điểm cho rằng chủ quyền về Hoàng Sa của Trung Quốc đã có từ lâu đời, với nhiều luận cứ, luận chứng phi lịch sử. Trung Quốc đã cố gắng tìm kiếm tài liệu để cố gán ghép bằng cách cắt xén, nếu cần thì xuyên tạc, với sự đóng góp của một số nhà học giả đưa ra luận điểm cho rằng “các đảo Nam Hải từ cổ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc”, do nhân dân Trung Quốc “phát hiện sớm nhất”, “kinh doanh sớm nhất”, do chính phủ các triều đại Trung Quốc “quản hạt sớm nhất” và viện dẫn nhiều tài liệu lịch sử mang tính suy diễn để dẫn chứng (Quang Minh Nhật Báo, 24-11-1975).

Sau đó, ngày 30-1-1980, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã công bố văn kiện ngoại giao, chính thức hóa những luận điểm đã đưa ra trong bài báo nói trên và năm 1988 đã xuất bản bộ tư liệu đồ sộ của nhóm Hàn Chấn Hoa. Song những tư liệu này lại hết sức vu vơ không có gì là xác thực, hầu hết những tài liệu cổ mà Trung Quốc dẫn chứng lại đều là sách viết về nước ngoài “chư phiên”, tức không phải chép việc của Trung Quốc, như Nam châu dị vật chí của Dương Phù, Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát.

Do sự thật không có trong lịch sử và không có ngay trong bản đồ của Trung Quốc hay phương Tây vẽ, cộng thêm chính sự kiện chính quyền Quảng Đông cho Paracel là đất vô chủ, nên sự phản bác những ngụy tạo, suy diễn trong các luận điểm cùng các luận cứ, luận chứng của Trung Quốc quá dễ dàng, nhất là dựa vào pháp lý quốc tế cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 phải là chiếm hữu thật sự, phải mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình.

Riêng phản bác luận điểm của Trung Quốc về tuyên bố đường lưỡi bò năm 2009 thì chỉ cần dựa vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 sẽ phản bác lại dễ dàng, nhất là Trung Quốc dựa vào kế thừa lịch sử năm 1947 và những luận điểm, luận chứng vu vơ, không ai có thể chấp nhận được.

Hiện nay ở Trung Quốc người ta hầu như lờ đi sự kiện năm 1909 chính quyền Quảng Đông cho Paracel là “đất vô chủ”, hầu như ai cũng nói giáo đầu kiểu như: “Các hòn đảo ở Nam Hải từ xưa đến nay là lãnh thổ của Trung Quốc, nếu đi sâu nghiên cứu các sách cổ Trung Quốc thì đây là điều hiển nhiên, không có gì phải nghi ngờ”... Cứ như thế mà tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân khiến người dân ai nấy đều tin như vậy! Còn đi sâu nghiên cứu sách cổ thì chẳng có gì cả, chỉ là cố suy diễn hàm hồ.

Để tránh nguy cơ bi kịch châu Á như nhiều người lo ngại và để công bằng và thế giới ổn định trật tự, hòa bình, hợp tác bền vững thì chỉ còn cách phải tôn trọng sự thật lịch sử, tôn trọng luật pháp quốc tế; phải đấu tranh theo tinh thần cùng thắng “win-win”. Cái gì của Caesar phải trả lại cho Caesar!

TS NGUYỄN NHÃ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Ban-doc/Chung-toi-co-y-kien/546064/phai-ton-trong-lich-su-ve-chu-quyen-hoang-sa-truong-sa.html

Monday, April 22, 2013

Tôi muốn bay cùng với đất sỏi mưa nguồn Quảng Nam

*Bài thu hoạch Đề án Bếp Việt - Đinh Khánh Trinh.

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất “chưa mưa đà thấm”. Quê tôi nghèo lắm, quanh năm chỉ làm bạn với đất sỏi và mưa nguồn. Cái nắng, cái gió miền Trung đã tôi những con người xứ Quảng nói riêng và miền Trung nói chung trở nên rắn rỏi, khỏe mạnh. Người xứ khác không rõ lại cho rằng người miền Trung (đặc biệt là người Quảng Nam) cộc cằn, thô lỗ. Người ta còn nháy lại giọng quê tôi “Thô chi mà thô đến cái giọng cũng thô”. Tuy nhiên, ít ai biết được bên trong cái vỏ bọc tưởng chừng thô lỗ, cộc cằn ấy là những trái tim đa cảm; đằng sau những lời lẽ có vẻ khô cứng ấy là những tình cảm chân thành và tha thiết. Không chỉ trong lời nói, ẩm thực Quảng Nam cũng như vậy. Những món ăn xứ Quảng không cầu kỳ như món xứ Bắc; cũng không đầy như món miền Nam; mà tao nhã, mặn mà.

Được tham gia vào Cổng thông tin ẩm thực Việt Nam, dưới sự hướng dẫn và gợi ý của Tiến sĩ Nguyễn Nhã cùng sự giúp đỡ của tất cả các thành viên trong dự án, đặc biệt là những kiến thức chuyên môn của Siêu đầu bếp Nguyễn Văn Lập. Tôi muốn giới thiệu đến độc giả gần xa những món thân thuộc, gắn liền với cái chân, cái bụng người Quảng Nam, nhưng chưa có cơ hội được đến với các bạn bốn phương như bánh tráng sắn cuốn cá, phở sắn, gỏi cá cải xanh, gà tre Đèo Le nướng hổi, cá chuồn kho mít non, mít hông, mè trộn măng, ngọn rau lang chấm mắm cái…

Bên cạnh đó, tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu mảng nguyên vật liệu chế biến. Ví dụ như, rau húng Trà Quế, mỳ Phú Chiêm, gạch cua Hội An, tro củi Cù Lao Chàm, bắp Hội An, gà tre Đèo Le, bê thui Cầu Mống,… Tôi không hiểu rõ lắm về ẩm thực các vùng miền khác, nhưng riêng với Quảng Nam thì ẩm thực có những nguyên tắc tối thượng mà chỉ cần sai một tí cũng có thể đánh mất giá trị và chất lượng của món ăn. Khâu quan trọng nhất trong chế biến món ăn đó chính là chọn nguyên vật liệu. Nếu ai đó có cơ hội về Quảng Nam và có hứng thú muốn kiểm chứng lời tôi thì cứ việc tìm đến thúng bắp ở các chợ và chọn mua hai trái bắp, một trái bắp Hội An và một trái bắp xứ khác (ví dụ như bắp Duy Xuyên, bắp Điện Bàn…). Bạn hãy tự thưởng thức và giác quan của bạn sẽ nói cho bạn biết rằng lời của tôi là đúng. Hay nếu bạn muốn ăn gà nướng mà được nếm một miếng gà tre Đèo Le nướng hổi và uống ly rượu gạo thì bạn sẽ thấy sướng run cả người. Chỉ cần ăn một lần cũng đủ khiến bạn da diết với vùng đất sỏi đá ấy nhường nào.

Tôi sẽ không nói nhiều về nguyên vật liệu ở đây. Nếu có cơ hội tìm hiểu sâu và rõ về vẫn đề này, tôi muốn viết nhiều và viết rõ để chúng ta có thêm cơ sở để tự hào về ẩm thực từng vùng miền của chúng ta, khi bắt tay vào chế biến, các bạn có thể chọn lựa đúng nguyên vật liệu để món ăn trở thành món quà yêu thương dành cho người thưởng thức.

Tôi không có ý định dừng lại ở việc khai thác đề tài ẩm thực Quảng Nam, tôi muốn mở rộng phạm vi đề tài ra ẩm thực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và quá trình Nam tiến của ẩm thực Quảng Nam nói riêng và ẩm thực miền Trung nói chung. Tuy nhiên, để làm được điều đó, tôi cần tự tìm hiểu, nghiên cứu và sự giúp đỡ của bè bạn gần xa – những người biết và có niềm đam mê với ẩm thực. Như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng và quảng bá ẩm thực cũng như củng cố nền văn hóa ẩm thực nước nhà, vừa ngon, vừa lành.

Để thực hiện được đề án này, trước tiên, tôi sẽ tìm hiểu, nghiên cứu và giới thiệu về những món ăn của quê tôi, đặc biệt là những món ngon chưa được phổ biến và những món có nguy cơ bị mai mọt. Song song, tôi sẽ chú ý đào sâu về nguyên vật liệu để tìm ra đặc trưng (bí quyết) của thô phẩm để tạo nên món ăn ngon. Ví dụ như tại sao chỉ có gà tre Đèo Le nướng mới ngon và khiến thực khách mê mẩn như vậy. Khi khai phá được vấn đề này, ta có thể khắc phục được tình trạng cung không đủ cầu dẫn đến tình trạng làm giả nguyên vật liệu như hiện nay (ví dụ như thực tế vì không đủ lượng gà tre Đèo Le để chế biến, nhiều quán để mua gà Tam Hoàng nhỏ hoặc gà kiến về bôi mỡ nghệ cho da vàng…). Tiếp sau đó, tôi sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu vào phía Nam.

Trong quá trình thực hiện dự án, tôi sẽ tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia ẩm thực và chuyên gia dinh dưỡng để hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng và cách kết hợp các nguyên liệu sao cho ngon, lành và đẹp.

Tôi sẽ thực hiện những ý định trên thông qua việc viết bài quảng bá, nếu có cơ hội, tôi muốn được giới thiệu trong các hội thảo hay các chương trình ẩm thực. Bên cạnh đó, tôi có thể được sự giúp đỡ, cộng tác và tổ chức những buổi nói chuyện theo chuyên đề về ẩm thực. Trong buổi nói chuyện, chúng ta có thể tổ chức các trò chơi hay các cuộc thi liên quan đến ẩm thực để gây sự hứng thú và quan tâm của mọi người. Tôi cũng tham gia dịch những bài viết của tôi hay những bài hay khác sang Tiếng Anh để quảng bá ẩm thực Việt ra thế giới.

Mọi sự góp ý xin gửi về địa chỉ:
Đinh Khánh Trinh
Đề tài: Ẩm thực Quảng Nam
Điện thoại: 0122 44 188 50
Hộp thư: trinhkhanh.dinh@gmail.com

Wednesday, April 17, 2013

Thư ngỏ của Tiến sĩ Nguyễn Nhã về sự kế tục lãnh đạo của Đại học Hùng Vương (TP. Hồ Chí Minh)

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2013.

Đối với nhà sáng lập và tài trợ - đã cùng bao thế hệ thầy cô, sinh viên chúng ta dày công vun đắp cho nhà trường một truyền thống; cùng nuôi dưỡng những ước mơ về một môi trường giáo dục đích thực, chân chính mà chỉ có trong môi trường giáo dục như thế, một trường đại học như thế thì các thế hệ trí thức, nhân tài mới thực sự được phát sinh và có được lòng nhiệt thành xây dựng cộng đồng, đất nước, tôn trọng nền tảng văn hóa  lịch sử dân tộc và con người.

Các nhà sáng lập và tài trợ ban đầu trong đó có tôi luôn quyết tâm thực hiện tôn chỉ giáo dục, lấy chất lượng đào tạo làm đầu, không chạy theo số lượng. Các thầy cô vì nhiệt tình giáo dục luôn chú trọng nâng cao chuyên môn, chuyên ngành cho chính đơn vị và đào tạo học trò có được đầy đủ tri thức, gánh vác được trách nhiệm tương lai, đồng thời duy trì những giá trị truyền thống nhân văn trong bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm lâu dài. Thế nên - con người mới được trưởng thành trong môi trường như vậy.

Tiếc thay! Trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước lúc đó rất dễ tạo ra sự hiểu lầm thiện chí của những người sáng lập, chủ đầu tư ban đầu; một số người vì lợi ích cá nhân và ham muốn thể hiện danh tiếng, quyền lực đã cố tình làm hoen mờ những giá trị truyền thống, dẫn đến những quyết định sai lầm loại bỏ những người sáng lập, chủ đầu tư ban đầu và tổ chức bảo trợ thành lập trường là Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt.

Bất cứ một tổ chức nào cũng có gốc có nguồn, có thủy có chung, có trật tự có trên có dưới, có trước có sau. Phủ định nguồn gốc, loại bỏ những người sáng lập, chủ đầu tư ban đầu của trường tưởng như áp đặt hành chính dễ dàng. Song những hậu quả vô cùng tai hại trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng rất rõ đến sự tồn vong, phát triển của một trường đại học do một nhóm trí thức tâm huyết, có năng lực ước mơ xây dựng một đại học vừa mang tính Việt Nam, vừa mang tính hiện đại, sánh vai với các đại học tiên tiến trên thế giới, trước hết với các đại học trong khu vực Đông Nam Á.

Thời gian đã đủ dài trong hoàn cảnh lịch sử đất nước không ngừng đổi mới; đủ chứng tỏ mọi việc làm trong sáng, hoàn toàn vô vị lợi cá nhân; đủ chứng tỏ năng lực và khả năng đóng góp không mệt mỏi cho xã hội; cũng không còn nghi ngờ gì nữa về thiện chí yêu đất nước của những người sáng lập, chủ đầu tư ban đầu như tôi, nên tiếng nói chung ở trường là kêu gọi công nhận sai lầm, mời gọi nhà sáng lập, chủ đầu tư ban đầu trở về trường, trả lại trường cho nhà sáng lập, chủ đầu tư ban đầu, tổ chức bảo trợ xin thành lập trường trong đó có tôi, Kỹ sư Hà Bính Thân, Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt. Chúng tôi rất hoan nghênh thiện chí này của mọi người đã có tiếng nói và hành động cụ thể.

Chúng tôi cũng rất hoan nghênh bất cứ ai đã từng biết đến ttường Đại học Hùng Vương trong thời gian vừa qua chia sẻ thiện chí đó.

Tiếp xúc các bạn vừa là học trò, đồng thời cũng đang giữ trọng trách Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội Sinh viên trường đến thăm viếng, mong tôi quan tâm đến trường, tôi đã nói một cách thân mật rằng:

“Tôi luôn có hai mối quan tâm: một là sứ mạng, tôn chỉ, mục tiêu giáo dục, chủ trương của trường đã thực hiện tới đâu mà tôi nhất định bảo vệ đến kỳ cùng và quan tâm đến sinh viên, nhất là tương lai của hơn 10.000 sinh viên đã tốt nghiệp sẽ bị  ảnh hưởng do gốc gác tốt nghiệp từ một trường không ra gì hay trường không còn tồn tại. Tôi cho đó là một tội ác nếu để ảnh hưởng đến tương lai của sinh viên như thế!"

Chính vì vậy, tôi quyết định lấy ngày truyền thống trường cũng là kỷ niệm ngày ra mắt Đoàn trường, ngày 9 tháng 3 âm lịch, năm 1996, công bố băng Ghi âm Di chúc của GS. Ngô Gia Hy về sự thừa kế lãnh đạo bền vững của trường Đại học Hùng Vương với hơn 10.000 sinh viên đã tốt nghiệp và hàng ngàn sinh viện đang theo học tại trường.

GS. Ngô Gia Hy từng nói: "Trường này là của thầy và trò; dĩ  nhiên phải là thầy và trò chia sẻ, thấm nhuần sứ mạng, tôn chỉ bất vụ lợi, mục tiêu, chủ trương giáo dục của trường."

Tôi kêu gọi tất cả thầy cô, tất cả sinh viên  đã và đang theo học tại trường quyết tâm đấu tranh để tất cả mọi người làm theo Di chúc của GS. Ngô Gia Hy để trường tồn tại và phát triển như ước mơ của những người sáng lập, chủ đầu tư ban đầu của trường.

Cũng như tinh thần của lời Di chúc của GS. Ngô Gia Hy, phải có tinh thần bao dung, bỏ qua những sai lầm của nhau, cùng nhau xây dựng phát triển trường, không còn tụt hậu như hiện nay và sẽ thành trường như ước mơ cũa những nhà sáng lập, chủ đầu tư ban đầu.

Cũng theo lời Di chúc của GS Ngô Gia Hy tất cả những ai không còn chia sẻ sứ mạng, tôn chỉ bất vụ lợi, mục tiêu, chủ trương giáo dục của nhà sáng lập, nhà đầu tư ban đầu hãy tự xử hoặc đi thành lập một trường khác theo ý của mình hoặc không còn tồn tại ở trường này nữa.

Tôi vốn đang theo đuổi sự nghiệp “Đại hòa Dân tộc Thế kỷ XXI”, đang chủ trương xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI” mỗi người một kế hoạch nhỏ xây dựng nội lực đất nước hùng cường trở thành cường quốc biển trong tương lai để không còn bị xử ép, bị làm nhục ở Biển Đông.

Nhân ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, vừa được UNESCO công nhận là tín ngưỡng di sản quý giá của nhân loại, cũng như nhân ngày truyền thống của trường xin tặng quý thầy cô và sinh viên, cựu sinh viên Tập thơ Quốc đạo gồm "Thập nhị Hiền kinh Quốc đạo", "Ca trù Quốc đạo", "Hát thơ Quốc đạo", "Gia huấn ca", "Tình yêu là gì?"... đã được các nghệ sĩ tài danh hát, một phần đã đưa lên mạng (tìm từ khóa: Ca trù hát thơ 2012, 2013...) để phần nào thấy tâm nguyện của tôi.

Hãy nhìn sang các quốc gia khu vực cũng như Nhật Bản, Nam Hàn, Đức... họ đã thể hiện những năng lực tri thức, văn hoá nào để vươn lên từ những chua cay trong ảnh hưởng từ chiến cuộc thế giới vừa qua? Việt Nam chúng ta nhất định phải vươn lên, trước hết từ giáo dục, trong đó có trường thân yêu của chúng ta: Đại Học Hùng Vương - TP.HCM.

Cũng trong buổi lễ long trọng hôm nay, riêng các nhà sáng lập và tài trợ chúng tôi chân thành ghi nhận sự đấu tranh, nhân thức quý báu của quý thầy cô, cán bộ nhân viên trong trường, suy nghĩ đúng đắn của các sinh viên các khoa đã và đang theo học… đã vượt qua những khó khăn và nhất là duy trì được sự ổn định tốt nhất trọng tâm giáo dục của trường.

Chính sự đấu tranh kiên cường ấy, đã càng tô đậm cho lịch sử hình thành cuả trường và làm sáng tỏ tôn chỉ bất vụ lợi, không chấp nhận thương mại hóa giáo dục.

Kính chúc các bạn sinh viên cũng như các bạn cựu sinh viên luôn đạt được những thành công.

Kính chúc quý thầy cô, cán bộ nhân viên nhà trường, các vị lãnh đạo thiện chí ở các khoa, phòng, đơn vị, tổ chức trong nhà trường luôn khang an, hạnh phúc.

Chân thành cảm ơn Ban tổ chức ngày truyền thống đã cho tôi những cảm xúc ấm nồng tình nhà, tình trường trong ngày truyền thống trường Đại học Hùng Vương, Tp. Hồ Chí Minh.

Trân trọng kính chào,                                                                                

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ Sử học.

Nguyên Ủy viên Thường trực Hội đồng Sáng lập,

Nguyên đại diện thành phần sáng lập trong Hội đồng Quản trị Nhiệm kỳ 2 (Đại học Hùng Vương).






Friday, April 12, 2013

Một người quyết gắn bó với món chè Việt, nghiên cứu quảng bá món chè Việt ra thế giới


* Bài thu hoạch Đề án Bếp Việt - Lê Thị Hương Quê.

Trong không khí vô cùng ấm cúng, 4 giờ chiều, ngày 07 tháng 04 năm 2013, tại tư gia của Tiến sĩ Nguyễn Nhã, tôi đã có cơ hội giao lưu, gặp gỡ với Tiến sĩ Nguyễn Nhã – người rất tâm huyết với ẩm thực Việt, anh Nguyễn Văn Lập – Siêu đầu bếp năm 2013, cùng các bạn nhóm nòng cốt trong Đề án Bếp Việt cho thế giới.

Tiến sĩ Nguyễn Nhã – sau đây tôi xin gọi “thầy Nhã”, đã chia sẻ những nét đặc sắc về nền ẩm thực Việt Nam, xưa và nay, rồi những trăn trở của thầy đối với Đề án Bếp Việt lần này. Thầy cho chúng tôi xem những quyển sách do chính thầy dốc hết tâm huyết biên soạn như: Độc đáo ẩm thực Thăng Long-Hà Nội, Độc đáo ẩm thực Huế, Bản sắc ẩm thực Việt Nam cùng các tài liệu liên quan.

Những lời chia sẻ thân tình của thầy từ phong cách ẩm thực Bắc-Trung-Nam cho đến những giá trị cụ thể qua từng ví dụ sinh động. Nhất là phải kể đến “mắm Việt”. Thầy đặc biệt nhấn mạnh rằng trong mâm cơm của người Việt gần như không thể thiếu chén mắm và nó không hề lẫn với các loại nước chấm khác như nước tương của Tàu hay những loại nước chấm du nhập từ phương Tây. Dù hằng ngày trong mâm cơm của tôi vẫn không thể thiếu chén mắm chanh tỏi ớt nhưng từ khi gặp thầy tôi bắt đầu có cái nhìn rõ hơn về nó: mắm không chỉ là món chấm bình thường mà còn là một giá trị truyền thống của ẩm thực gia đình.

Cũng trong chiều hôm ấy, anh Nguyễn Văn Lập – Siêu đầu bếp năm 2013, đã biểu diễn nghệ thuật cắt tỉa củ quả. Chỉ trong nháy mắt anh đã tỉa xong một bông hồng rất tinh tế và sống động từ củ cà rốt. Mọi người ai cũng tấm tắt khen. Tiếp theo anh “chạm trổ” quả bí ngô thành một đầu người, cứ phải gọi là “y như thật”. Rất khéo léo, anh vừa trò chuyện rôm rả, vừa khắc nên hình hài một con người. Qua đó tôi nhận ra rằng mỗi một món ăn là một nghệ thuật và đặc biệt nghệ thuật trang trí đóng vai trò quan trọng để tạo cái “chất” của món ăn.

Bên cạnh đó, mỗi thành viên trong đội nòng cốt của Đề án Bếp Việt cũng có dịp để lần lượt nêu lên suy nghĩ của mình về ẩm thực Việt Nam cũng như đề ra mục tiêu đồng hành với Bếp Việt. Để gìn giữ các giá trị truyền thống của ẩm thực Việt, để đưa ẩm thực Việt đến gần với thế giới hơn nữa thì đó quả là một chặn đường dài. Song, tất cả mọi người trong đề án đều đồng tâm nhất trí theo đuổi tới cùng.

Tôi cũng xin góp chút sức mọn của mình vào đề án vô cùng ý nghĩa này. Với tham vọng vừa quảng bá hình ảnh quê mình, vừa cóp nhặt kiến thức về ẩm thực Việt Nam để vươn ra thế giới tôi đã chọn cho mình một lối đi, đó là chè. Chè có nhiều loại và nhiều chức năng. Từ Bắc vô Nam bạn có thể kể bao nhiêu tên chè? Vô số phải không nào ? Đó là chưa kể cùng một tên gọi nhưng chỉ cần gia giảm các nguyên liệu ta đã có một hương vị hoàn toàn khác. Thật thú vị phải không nào? Lại thêm thức ăn (cũng có thể là thức uống) đặc biệt này có rất nhiều công dụng. Chè có thể làm món tráng miệng hay khai vị cũng giống như các nước phương Tây ăn súp trước bữa chính vậy. Hay chè còn có thể ăn dặm. Nghĩa là ăn chè giữa buổi, có thể là buổi sáng hoặc buổi trưa, để vừa không bị đói vừa không bỏ lỡ bữa chính vì ăn quá no. Hay chè làm món điển tâm giúp ta yên lòng mà tận hưởng giấc ngủ ngon lành. Cũng có những món chè có từ rất lâu rồi, cũng có những món mới sáng chế gần đây và cũng có những món đã thất truyền. Chẳng phải đấy cũng là một đề tài đáng được lưu tâm khi nhắc đến ẩm thực Việt sao?

Tôi thấy mình thật may mắn vì đã không bỏ lỡ buổi gặp mặt đầu tiên của Đề án Bếp Việt cho thế giới. Chặng đường phía trước còn dài nhưng tôi không đơn độc. Để đưa những giá trị Việt vươn ra thế giới thì đây, ngay từ bây giờ ai cũng có thể làm được. Tôi đã chọn khởi đầu con đường quảng bá hình ảnh Việt, một con đường đồng hành với Đề án Bếp Việt.

Mong một tương lai không xa sẽ trả lời một cách cụ thể.

Lê Thị Hương Quê
Đề tài: Chè Việt
Di động: 01636926295
Hộp thư: quehuong.huongque@gmail.com


Bảng mục tiêu những việc đã, đang và sẽ thực hiện

STT
Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn
Ghi chú
1
Cùng bạn bè quảng bá các sách và tài liệu của Thầy Nhã. (qua mạng, truyền mệng, đi đến những nơi cần thiết,…)
Viết các bài báo có liên quan
Hiển nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra tôi phải có sự giúp đỡ rất lớn từ phía gia đình, bạn bè và thầy cô.
2
Tham gia các buổi giao lưu gặp gỡ tại cơ sở của Bếp Việt.
Tìm hiểu tài liệu về ẩm thực Việt xưa và nay, đặc biệt là món chè. (qua sách báo, Internet, người thân, bạn bè,…)

3
Chọn cho mình một món chè tâm đắc nhất, chuẩn bị cho “màn trình diễn” sắp tới.
Dịch các bài báo, các sách viết về ẩm thực (đặc biệt là của thầy Nhã) sang tiếng Anh và tăng cường quảng bá Bếp Việt.

Wednesday, April 10, 2013

Cảm xúc của người quyết theo con đường nghiên cứu và quảng bá ẩm thực Bắc Bộ


* Bài thu hoạch Đề án Bếp Việt - Trần Thị Thiềm.

Niềm đam mê ẩm thực đã nhen nhóm trong tôi ngay từ khi tôi còn nhỏ. Mỗi khi có dịp tôi luôn tự tay nấu cho những người mình yêu thương nhất những món ăn ngon. Niềm vui hạnh phúc nhất của người đầu bếp là khi mọi người thưởng thức được món ăn do mình nấu và cảm nhận được tình yêu thương trong đó. Giây phút cả nhà quây quần bên mâm cơm thật là ấm cúng và hạnh phúc biết chừng nào. Mẹ tôi thường bảo những món ăn ngon sẽ khiến các thành viên trong gia đình cho dù có đi xa tới đâu thì vẫn nhớ tới gia đình mà quay trở về.

Có thể nói ẩm thực là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Tôi thích ngồi xem bà, mẹ nấu những bữa cơm cho gia đình để rồi khi lớn tôi bắt đầu tự nấu và còn sáng chế ra ra nhiều món ăn nữa. Khi rảnh tôi cũng hay xem những chương trình dạy nấu ăn trên ti vi hay trên mạng internet do cô Diệu Thảo hay cô Nguyễn Dzoãn Cẩm Vân dạy nữa. Chỉ xem qua một lần rồi tôi mày mò nấu thử cho cả nhà ăn. Bởi vậy chẳng quá ngạc nhiên, khi Tiến sĩ Nguyễn Nhã hỏi bạn nào thích ẩm thực thì đăng kí vào dự án Bếp Việt, ngay lập tức tôi đã giơ tay. Trong buổi hội thảo của bộ môn Biên Phiên Dịch, tôi đã thực sự bị thu hút bởi cách nói chuyện tâm tình với sinh viên của thầy Nhã. Thầy đã chia sẻ rất nhiều về kinh nghiệm và những thành công mà thầy đã đạt được. Ngoài ra những thành quả mà thầy có được khi mới ở độ tuổi 26 cũng khiến tôi vô cùng xúc động.

Là một sinh viên năm cuối sắp rời khỏi ghế nhà trường, cũng có lúc tôi hoang mang lo sợ rằng không biết sau này mình sẽ làm được những gì. Tôi thầm ước giá mà mình cũng được như thầy cho dù chỉ một phần nhỏ bé thôi cũng được. Nhưng tôi sẽ chẳng làm được gì nếu như tôi không chịu hành động. Thực sư tôi rất háo hức với dự án này và hi vọng rằng mình có thể đóng góp chút gì đó đối với nền ẩm thực Việt Nam. Hôm nay, là buổi họp đầu tiên của nhóm nòng cốt dự án. Tôi đã rất háo hức mong chờ được gặp thầy và mọi người trong nhóm. Tôi và nhỏ bạn trong nhóm đã hẹn nhau tìm đường tới nhà thầy. Đoạn đường tuy không dài nhưng mà số nhà thì thật là khó kiếm. Số nhà cũ rồi số nhà mới khiến chúng tôi bấn loạn. Loay hoay gần một tiếng đồng hồ hỏi tới hỏi lui chúng tôi cũng tìm được đến nhà thầy.

Khung cảnh trước nhà thầy kéo tôi quay trở về những ngày còn thơ bé. Tôi và các bạn thường hay tụ tập chơi những trò trẻ con dưới bóng râm của giàn hoa giấy. Khi thầy mở cửa mời chúng tôi vô nhà, tôi thực sự bị choáng ngợp bởi khối lượng sách, tài liệu, tranh ảnh trong nhà thầy. Chúng được sắp xếp rất gọn gang, ngăn nắp và sạch sẽ. Thầy trân trọng giữ gìn sách giống như những tài sản vô giá vậy. Cách bài trí đồ đạc trong nhà thầy rất khoa học. Không gian ấm cúng nhưng không kém phần sang trọng, cổ kính mà hiện đại bởi cách phân chia các gian phòng hợp lý, phòng khách, phòng làm việc, phòng ăn, nhà bếp.

Thầy tiếp đón chúng tôi bằng nụ cười hiền hậu, tận tình giảng giải như một người thầy, một người cha. Luôn nở nụ cười trên môi, khiến cho khoảng cách giữa thầy và trò dường như tan biến. Chúng tôi có buổi nói chuyện rất thân mật với thầy. Thầy đưa ra những gợi ý và hướng chúng tôi theo những mảng đề tài mà chúng tôi yêu thích.

Chúng tôi cùng nhau chia sẻ cơ duyên đến với dự án và những dự định sắp tới. Có cơ hội được nói chuyện, tiếp xúc với những người nổi tiếng như thầy, anh Lập thật đúng là may mắn của bất cứ ai trong nhóm nòng cốt. Mọi người ai cũng thân thiện và gần gũi giống như những thành viên trong một gia đình.

Anh Lập, một đầu bếp nổi tiếng và cũng là siêu đầu bếp 2013. Anh cũng rất tâm huyết với dự án Bếp Việt. Với mong muốn khôi phục và gìn giữ tinh hoa ẩm thực Việt, anh đã hết lòng chia sẻ những thành công, đam mê, kinh nghiệm của mình với chúng tôi. Anh còn hứa sẽ hết lòng giúp đỡ chúng tôi khi cần. Tôi không thể nào quên được màn biểu diễn ấn tượng tỉa trái cây của anh. Từ một củ cà rốt vô tri anh có thể biến nó thành một bông hồng rất ý nghĩa, từ một trái bí ngô anh có thể tạc hình khuôn mặt của một ông cụ với vẻ trầm tư. Thật đáng nể phục! Bàn tay anh điêu luyện trong từng bước ngồi tỉ mẩn gọt, tỉa. Nhìn thì tưởng chừng đơn giản nhưng anh cho biết để có thể đưa dao như vậy anh đã phải luyện tập trong 8 năm ròng.

Người tiếp theo tôi muốn nhắc tới đó là anh Nemo Phan, một dịch giả trẻ. Anh cũng là một đàn anh rất đáng kính của chúng tôi. Anh chăm chú lắng nghe thầy giảng giải, rồi giải đáp thắc mắc của chúng tôi. Bận rộn rót nước cho mọi người, lo ghi hình, chụp ảnh. Anh thật là chu đáo. Cũng không thể không nhắc tới phía gia đình thầy, những con người vô cùng đáng mến.

Đó là vợ thầy, mặc dù tay đau nhưng vẫn lo lắng, hỏi han chúng tôi. Lo dọn đồ ăn cho chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe thành quả mà cô đã đạt được. Cô đã cho chúng tôi xem những bông hồng trắng cô tỉa từ đu đủ. Ôi nó mới giống thật làm sao!

Nếu cô không nói thì chắc chẳng ai biết đó là hoa làm từ trái cây cả. Cô còn chia sẻ cách phân chia nguyên liệu như thế nào để làm được món chả giò.

Món chả giò ăn kèm với bún và rau sống cùng với nước mắm có pha ớt chanh tỏi rất vừa ăn. Anh Quốc, cháu thầy cũng là một đầu bếp. Anh đã trổ tài và còn hướng dẫn chúng tôi làm món chả đẫy, một món ăn gia truyền của gia đình. Nhìn anh làm có vẻ đơn giản, nhưng khi làm mới biết khó như thế nào. Nó đòi hỏi phải có sự khéo léo, nhanh nhậy của đôi bàn tay. Lửa vừa đủ, lượng dầu vừa đủ thì món này mới có thể thành công được. Anh rất hiền lành và tử tế với chúng tôi. Thưởng thức những món ăn truyền thống trong một không gian ấm cúng, ai nấy trong số chúng tôi đều cảm thấy rất vui.

Mọi người cùng trò chuyện rôm rả về đề tài ẩm thực. Nhất định khi nào trở về nhà tôi sẽ làm cho cả nhà thưởng thức món chả đẫy. Một món ăn đậm đà, cùng với món nước mắm chấm kèm, một món mà không thể nào thiếu được trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt. Lần này tôi đã học thêm được một món ăn mới, và nhiều bài học bổ ích từ thầy cô, các anh và các bạn.

Khi ra về thầy còn chu đáo tặng chúng tôi sách ẩm thực Huế, Hà Nội, Bản sắc ẩm thực Việt Nam do chính thầy chủ biên và thầy cũng cho mượn thêm các tài liệu để chúng tôi có điều kiện tốt nhất để viết bài.

Trong lòng tôi tràn ngập niềm vui sướng, bởi nhờ có thầy tôi lại được sống với chính niềm đam mê ẩm thực của mình. Nhờ có thầy và mọi người tôi mới có thể nhìn lại và định hướng cho con đường phía trước mà tôi sắp đi.

Mỗi người chúng tôi tuy đến từ những vùng miền khác nhau, làm những công việc chẳng giống nhau, nhưng ở chúng tôi có thể tìm thấy một tiếng nói chung: đó chính là niềm đam mê ẩm thực Việt. Chúng tôi sẽ quyết tâm đóng góp sức mình vào việc quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới. Ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng. Chúng ta hãy cùng nhau gìn giữ và khôi phục những nét tinh hoa của ẩm thực Việt.

Đề tài mà tôi sẽ theo đuổi là Ẩm thực Bắc Bộ - quê hương của tôi. Nếu bạn cũng có chung niềm đam mê về ẩm thực và đặc biệt là ẩm thực Bắc Bộ thì đừng ngại ngần chia sẻ với đề án Bếp Việt hoặc với tôi nhé.

Trần Thị Thiềm

Đề tài: Ẩm thực Bắc Bộ

Di động: 0989886401

Email: bluebelltran2705@gmail.com

Friday, April 5, 2013

Tiến sĩ Nguyễn Nhã bật khóc trước lá thư của học sinh gửi lãnh đạo Trung Quốc

Thứ tư 03/04/2013 07:13

TS. Nguyễn Nhã nói: “Việc con người sợ hãi là một điều gì đó là không tránh khỏi nhưng lịch sử của Việt Nam cho biết một điều rằng mỗi một khi đất nước nguy khốn thì người dân sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả tính mạng. Biết bao thế hệ thanh niên đã sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ quốc”.


TS. Nguyễn Nhã.

Là nhà nghiên cứu Sử học, TS. Nguyễn Nhã (SN 1939) nổi tiếng với công trình khoa học nghiên cứu về lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông cũng đã từng tham gia nhiều hội thảo về Biển Đông và nhiều lần xúc động, rơi nước mắt mỗi khi nghe tin tức về các tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc xua đuổi, gây thiệt hại. Một ngày đầu tháng 4/2013, TS. Nguyễn Nhã đã dành cho báo Giáo dục Việt Nam một buổi trò chuyện về vấn đề này.

"Trong lịch sử chưa có hành động nào man rợ như thế”

Nghẹn ngào xúc động và có những lúc ông đã bật khóc khi nghe bức thư của một học sinh lớp 4 gửi lãnh đạo Trung Quốc và khi được hỏi cảm nhận về việc tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắn cháy cabin vừa qua, ông Nguyễn Nhã chia sẻ:

“Trước hết tôi cũng rất xúc động khi có những bức thư như thế. Tôi thấy trong lịch sử loài người, chưa có tiền lệ nào về việc một tàu được trang bị vũ trang của một nước lại nã đạn vào tàu của ngư dân một nước khác như Trung Quốc vừa làm vừa qua với Việt Nam. Dù có lý do chính đáng nào đi chăng nữa thì cũng không thể có những hành động tàn nhẫn, vô nhân đạo, man rợ như vậy, chứ chưa kể là tàu cá đó của Việt Nam lúc đó đang ở trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Đó là một sự đáng tiếc”.

TS. Nguyễn Nhã nói tiếp: “Tôi rất khâm phục các sử thần của TQ như Thái Sử Bá, xưa kia khi họ không sợ bị chém đầu mà nhất quyết viết đúng sự thật. Chẳng hiểu sao, đến nay, truyền thống đó  TQ không còn giữ được, nhất là về sự thật chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc từ đầu thế kỷ XX mới gọi là Tây Sa và Nam Sa.


Đề văn cô Đặng Nguyệt Anh ra cho học sinh lớp 4 Trí Đức.


Một đoạn trong bức thư gửi lãnh đạo TQ của em Vũ Tuyên Hoàng.

Trong khi nhiều tài liệu Phương tây từ thế kỷ XIX  ghi rõ Paracel là Cát Vàng tức Hoàng Sa. TQ đang muốn vươn lên làm một siêu cường trên thế giới, những những hành động vừa qua của họ trên Biển Đông và với Việt Nam thì chỉ gây bất lợi cho họ.

Dù sao chăng nữa, Việt Nam có một câu triết lý: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Tôi nghĩ rằng, trong thời đại này, cả trái đất này là một “giàn” thì chỉ cần một sự hung hãn nào đó thì cả trái đất có thể bị tiêu diệt luôn vì kho vũ khí hạt nhân hay vũ khí hóa học còn rất lớn. Nếu không có sự thay đổi thái độ thì đến một lúc nào đó, thế giới này không còn nữa”.

“Trong những hội thảo về Biển Đông, có nhiều học giả quốc tế nói rằng: “E rằng châu Á sẽ xảy ra những bi kịch giống như của châu Âu ở thế kỷ XX vừa qua khi các hành động hung dữ cứ tiếp tục xảy ra”. Sự lo ngại của các vị học giả đó không phải không có lý khi TQ liên tục có những hành động hung hãn trên khu vực Biển Đông”, TS. Nguyễn Nhã nói.

"Nhiều người dân Việt Nam do lợi mà đã vô tình bị TQ xúi giục”?

Rưng rưng nói về truyền thống chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc, ông Nhã cho rằng: “Việc con người sợ hãi là một điều gì đó là không tránh khỏi nhưng lịch sử của Việt Nam cho biết một điều rằng mỗi một khi đất nước nguy khốn thì người dân sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả tính mạng.

Biết bao thế hệ thanh niên đã sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ quốc. Việt Nam chưa bao giờ tự coi là một nước nhỏ cả. Và việc đó đã được thể hiện qua cách đặt quốc hiệu của các triều đại trong lịch sử: Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Nam và các vua Việt Nam luôn tự xưng hoàng đế từ ngàn năm nay…”
Liên hệ đến những sự việc vừa qua như SGK có cờ Trung Quốc, thương lái trộn lẫn hàng của Trung Quốc vào hàng của Việt Nam để bán cho dễ, đèn lồng có chữ “TAM SA”…, TS. Nguyễn Nhã cho hay: “Trung Quốc có nhiều chiêu trò và những việc mà chúng ta thấy vừa qua như SGK có cờ Trung Quốc, đèn lồng của TQ ở Hội An được treo tràn lan, Hải Phòng có chữ “TAM SA”, nho ở siêu thị được dán cờ Trung Quốc, nước tương thay thế nước mắm khắp các nhà hàng một cách vô tư… không phải là một sự ngẫu nhiên, vô tình.

Nhiều người dân Việt Nam do lợi mà đã vô tình bị TQ xúi giục. Nhiều người lớn chúng ta khi đọc được bức thư gửi ông Tập Cận Bình của một cháu nhỏ lớp 4 có lẽ sẽ phải cảm thấy xấu hổ và hãy lấy đó là tiếng chuông thức tỉnh để không còn những nhầm lẫn tai hại như trên”.

TS. Nguyễn Nhã nói tiếp: “Bài học lịch sử cho thấy mình cứ lùi thì người ta cứ lấn tới. Cho nên chúng ta phải có thái độ dứt khoát trước những hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Như tôi từng phát biểu tại Hội thảo Biển Đông tại Hà Nội, nên thêm 1K nữa là “K : Không sợ” vào 8K chỉ đạo. Bởi nếu Biển Đông nổi sóng thì chẳng có ai được lợi cả , song thiệt hại nhất chính là Trung Quốc, làm sao trở thành siêu cường được!.

Các ngư dân của chúng ta vẫn tiếp tục ra khơi, bám biển quê hương để bảo vệ chủ quyền. “Một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ”. Cả nước sẽ cùng hướng về những ngư dân ra khơi đánh cá và để thể hiện chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông đồng thời có những biện pháp giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn. Các tàu kiểm ngư, của Cảnh sát biển cũng phải đi cùng để bảo vệ và hỗ trợ các ngư dân”.

Các ngư dân của chúng ta cũng nên ghi lại các hành ảnh về việc đe doạ, xua đuổi của tàu TQ với tàu cá Việt Nam trong vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta. Cần có một sự thay đổi là: Hãy để cho các ngư dân của chúng ta phản ứng khi cần thiết, la toáng lên cho cả thế giới biết sự thật tàn nhẫn vô nhân đạo mà cả loài người không ai chấp nhận như thế!

Chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam về những cảm xúc trong từng giọt nước mắt mỗi khi nghe tàu cá của Việt Nam ở Hoàng Sa bị TQ xua đuổi, gây thiệt hại, TS. Nguyễn Nhã nói: "Từ hồi năm 1975, tôi bắt đầu xúc cảm như vậy.

Tôi xúc cảm như vậy từ thân phận của những nước nhỏ như Việt Nam thì có thể là nạn nhân của thời cuộc quốc tế. Tất cả những cảm xúc ấy cứ dồn nén.

Nói đến Hoàng Sa là nhớ tới biến cố năm 1974 và năm 1975 kỷ niệm 1 năm TQ dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa. Và từ đó cho đến nay, mỗi khi nhắc đến Hoàng Sa tôi lại có xúc cảm như thế.

Vì khi đó, mình thành cường quốc như những nước khác rồi thì không ai bắt nạt được nữa, không bị xử ép nữa, không bị làm nhục nữa. Đó là tâm trạng trong tim của mình không kìm nén được chứ những việc khác, ít khi tôi tâm trạng lắm".

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/TS-Nguyen-Nha-bat-khoc-truoc-la-thu-cua-hoc-sinh-gui-lanh-dao-TQ/288016.gd

Sunday, March 31, 2013

Phạm Duy & Sự nghiệp sáng tác

Ngày 12/01/2012, TS. Nguyễn Nhã đã phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy tại nhà riêng. Nhân kỉ niệm 49 ngày mất của nhạc sĩ Phạm Duy, Hãn Nguyên Nguyễn Nhã Foundation công bố đoạn phim để phổ biến rộng rãi những tâm sự cuối cùng trước khi mất của nhạc sĩ Phạm Duy.

Tuesday, March 12, 2013

Một bài báo đáng cho người Việt suy nghĩ

11:53:46 AM 21/02/2013

Sau 10 ngày du lịch ở Việt Nam, ông Joel Brinkley, vốn từng là phóng viên tờ New York Times và từng đoạt giải Pulitzer (giải thưởng báo chí danh giá nhất tại Mỹ), hiện đang là người dạy chuyên ngành báo chí tại đại học Stanford đã viết bài tựa “Despite increasing prosperity, Vietnam's appetites remain unique" (tạm dịch: Dù ngày một khấm khá, khẩu vị ở Việt Nam vẫn độc nhất vô nhị) trên tờ báo lớn Chicago Tribune ngày 29.1-2013.

TỪ PHẢN ỨNG NHỮNG NHẬN THỨC SAI CỦA ÔNG JOEL BRINKLEY

Sự phẫn nộ của dư luận chắc sẽ không đến thế nếu ông Joel Brinkley không phải là người đoạt giải báo chí danh tiếng, đang dạy học tại một đại học danh tiếng viết cho tờ báo danh tiếng.

Tìm hiểu lịch sử văn hóa của một dân tộc, bản sắc của một dân tộc cực kỳ khó khăn có khi để cả đời chưa chắc đã hiểu thấu đáo, vậy mà chỉ 10 ngày du lịch, ông Brinkley đã mở đầu bài viết khoảng 900 từ như sau:
     
“Ở Việt Nam, bạn dễ dàng nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hay chuột lục lọi trong những đống rác. Thậm chí, cũng chẳng có con chó nào chạy rông. “Thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hay thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng: chúng đều bị ăn thịt cả”.

Cái sai không chỉ ở chỗ vội kết luận không thấy thú hoang, thú nuôi nào cả  ở những nơi ông đi qua 10 ngày hay cũng đã 4, 5 lần hay hơn nữa, chắc chắn cũng không thể đi nhiều nơi và chắc chắn cũng chỉ ở thành phố là chủ yếu mà còn sai ở chỗ vội suy diễn do bị ăn thịt, nhất là ông thấy vài hiện tượng như ông kể sau đó ông thấy những xe vận tải chở đầy chó đi bán hay có thể ông thấy cửa hàng bán thịt chó, treo những con chó bị làm thịt .

Cái sai là nhận thức mang tính sự phân biệt văn hóa, sự phân biệt chủng tộc. Mỗi dân tộc có nền văn hóa lịch sử riêng, khác biệt nhau, không thể dân kiêng thịt bò phê phán dân thích ăn thịt bò hay dân kiêng thịt heo phê phán dân thích thịt heo. Cũng vậy dân nào thích ăn thịt chó, thịt chuột... phải tìm hiểu loại chó, chuột nào, tại sao dân ấy lại thích...

Cái sai nghiêm trọng nhất của ông khi ông so sánh với các dân tộc Đông Nam Á suy diễn một cách võ đoán rằng người Việt, dân tộc Việt hiếu chiến với “17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập hơn 1.000 năm trước và đã xâm chiếm Cambodia vô số lần và gần đây nhất là vào năm 1979 vừa qua” vì thích ăn thịt chó, thịt chuột hay thịt chim, thịt mèo…!

Dư luận đã có nhiều người chỉ trích bài báo đã nói quá việc ăn thịt động vật tại Việt Nam, "thiếu thông tin và đầy cảm tính" hay ông Brinkley quá "hồ đồ, trịch thượng và phân biệt chủng tộc". Không chỉ người Việt Nam phản ứng trước bài viết “đụng chạm” đất nước mà ngay cả nhiều người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam hay tại Mỹ hoặc ở các nước khác cũng lên tiếng phản đối kịch liệt. Graeme Nye (Tp.HCM) cho biết: “Tôi là một người Anh đang sống ở Việt Nam. Tôi từng là nhà nghiên cứu ở Hạ nghị viện và Quốc hội Canada. Quan điểm của Joel Brinkley thật thiển cận và ít sự nghiên cứu”.

Bà McElwee kết luận “Quy chụp cả đất nước Việt Nam “có khuynh hướng hung hăng” dựa trên những nhận xét sai lầm (các nước khác ở Đông Nam Á không gặp vấn đề nào về động vật hoang dã), những câu chuyện nghe kể lại (chó thỉnh thoảng bị ăn cắp bán cho quán ăn), tin vào những hiện tượng tâm lý tầm phào (ăn thịt làm người ta hung hăng hơn). Làm báo như vậy thì yếu về nghiệp vụ quá”. Trong bài viết trên blog cá nhân của mình, độc giả Michael nói trên khẳng định: “Đây là bài viết về Việt Nam tệ nhất mà tôi từng đọc. Lệch lạc và đầy xúc xiểm. Thật bất mãn khi một nhà báo danh tiếng lại đứng tên một bài viết như thế; nhưng có lẽ còn tệ hơn nữa là một ấn phẩm cũng lớn không kém lại cho đăng bài viết đó”. Cũng theo nguồn tin của báo Thanh Niên, một số sinh viên Việt Nam tại Đại học Stanford (nơi ông  Joel Brinkley giảng dạy) đang có kế hoạch thảo một bức thư phản hồi về bài viết gửi đến ông Joel Brinkley cũng như thu thập các chữ ký phản ứng với bài báo này.

Tiến sĩ Naomi Doak, điều phối viên Chương trình sông Mê kông mở rộng – Đông Nam Á thuộc Tổ chức Bảo tồn quốc tế TRAFFIC, nói với Thanh Niên: “Tôi không đồng ý với rất nhiều lập luận của Ông Brinkley về chim và chó tại Việt Nam. Chúng vẫn còn rất nhiều tại đây, chỉ có điều là chim ở trong lồng còn chó thì trở thành thú nuôi. Tôi không tin Ông Brinkley đã nghiên cứu kỹ các nước khác trong khu vực và dành nhiều thời gian tại đó. Nếu đủ kiến thức, ông Brinkley sẽ không cho rằng chỉ mình người Việt Nam ăn thịt chuột và thịt chó luôn là món khoái khẩu tại đây”.

Tuy nhiên, trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Brinkley vẫn khẳng định: “Tôi bảo lưu quan điểm về những gì mình viết ra. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về các nước trong khu vực. Chính những ai phê phán và lên án bài viết của tôi mới là quá khích”. Dù sau đó với áp lực của hàng ngàn người ký tên đòi đại học Stanford sa thải ông, khi trao đổi với Báo Tuổi Trẻ, ông đã nói lời xin lỗi về bài viết sai sót về Việt Nam rằng ông đã 4, 5 lần đến Việt Nam, đã biết rõ những gì ông tận mắt chứng kiến và đã trò chuyện với nhiều người và cũng có nhiều người viết như thế.
       
Như thế, người Việt như tôi chắc cần phải suy nghĩ, tại sao vẫn có người như ông Brinkley vẫn không cho mình đã sai lầm mà vẫn cố bảo lưu quan điểm của mình hay đã đành chấp nhận xin lỗi, sai lầm khi bị áp lực quá mạnh khi mình xúc xiểm đến tự ái của cả một dân tộc. Thật sự ông đã chứng kiến những gì và được nghe nói những gì? Có phải chính người Việt Nam như tôi đã có lỗi không làm gì để thuyết phục được ông hay đã có nhiều hiện tượng và có nhiều người nói với ông khiến ông hiểu không đúng? Hay thật sự đã có những hiện tượng xấu nào đó chưa thể hiện được một xã văn minh? Hay ông Brinkley cố tình nghĩ sai để mọi người quan tâm để thực hiện một ý đồ nào đó?
       
Dù gì đi nữa có những hiện tượng mà ông Brinkley nêu ra không phải không có ở những nơi ông ấy đi qua. Chẳng hạn đúng có một số người Việt nhất là ở Miền Bắc thích ăn thịt chó hay thích món giả cầy, giả thịt chó và một số người Việt nhất là ở Miền Tây Nam Bộ thích ăn thịt chuột, nhưng phải là chuột đồng ở ngoài ruộng lúa ăn lúa gạo. Song chắc chắn không phải người Việt nào cũng thích như thế. Cụ thể trong họ hàng nội ngoại của tôi tới hàng trăm người hiện chẳng ai có từng ăn chứ đừng nói thích ăn thịt chuột và may ra trong trăm người đó thì chỉ vài người từng ăn thịt chó. Và nếu  nói rộng ra hàng vạn người tôi quen biết thì may ra cũng chỉ vài người từng ăn thịt chó hay thịt chuột đồng; có người lại còn sợ ăn thịt chó hay thịt chuột đằng khác nữa.
         
Chắc phải có một cuộc điều tra nghiêm túc xem bao nhiêu người Việt còn thích ăn thịt chó, thịt chuột và những chim hoang dã. Cũng cần phải dẹp bỏ cách trưng bày man rợ như chọc tiết thú vật hay giết chó, thú rừng đang nhan nhản nhiều nơi mà khách du lịch đi qua…

CẦN NGHIÊN CỨU SÂU MỚI CÓ KẾT LUẬN CHÍNH XÁC VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT, CON NGƯỜI VIỆT        

Có điều nếu nghiên cứu sâu  lịch sử văn hóa Việt Nam hay hỏi những ai nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam, ông  Brinkley sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết bữa cơm gia đình Việt Nam từ xưa đến nay ở miền quê (chiếm từ 80% trở lên dân số cả nước) chủ yếu là cơm rau cá hay dưa cà mắm là cơ bản. Người Việt hầu hết chỉ ăn thịt nhiều vào dịp tết hay giỗ mà thôi.
         
Nhiều người Việt khi mời khách đến nhà ăn cơm thường nói: xin mời đến ăn cơm rau, tức bữa cơm gia đình bình thường chứ không dám bày vẽ gì cả để khách không ái ngại mà nhận lời mời.
         
Trước và sau ngày Cách Mạng tháng Tám năm 1945, tôi còn nhớ rất rõ họ hàng bố tôi nhất là họ mẹ tôi rất lớn vốn là chắt của Hộ bộ thương thư Phạm Thận Duật từ thời Vua Tự Đức đến thời vua Hàm Nghi triều Nguyễn mà trong bữa cơm gia đình hàng ngày cũng ít ăn thịt, còn các lực điền, thợ gặt, thợ cấy của gia đình mỗi bữa cơm sáng hay trưa chủ yếu vẫn là ăn rât nhiều cơm với mắm, cà muối và rau, gần như không có thịt. Quê tôi ở Yên Mô (Ninh Bình) cũng như rât nhiều quê khác khắp miền đất nước có rất nhiều loại chim hoang dã như cò trắng bay từng đàn nay vẫn còn; ở Miền Nam có nơi có cả vườn cò có hàng ngàn con cò ở khắp nơi bay về đậu, người Việt không bao giờ ăn thịt loại chim hoang này.
         
Còn có những chim hoang như quạ, chèo bẻo, sáo sậu… cũng không bao giờ người Việt ăn thịt song bây giờ còn rất hiếm, thì ra những loại chim này thường ăn sâu bọ ở các bụi rậm, cánh đồng mà nay còn rất ít bụi rậm hay đất hoang và các nông dân dùng quá nhiều thuốc trừ sâu, nên làm gì còn sâu bọ cho thức ăn của các loại chim hoang đó làm sao tồn tại nhiều được. Những nông dân lực điền  trên cũng như các anh em họ hàng  nhà tôi không ăn thịt nhiều kể cả không ăn thịt chó, chim, thú hoang mà sao họ tham gia binh lính hai bên tích cực chiến đấu trong cuộc chiến kể cả thời kháng chiến chống Pháp và sau này.
         
Trong thời gian tôi viết bài này, thì nhà văn Từ Quốc Hoài, gốc người Bình Định tập kết ra Bắc năm 1954, người cùng tổ dân phố đến nhà tôi chúc Tết, kể chuyện hồi chiến tranh trong rừng, gạo mang theo không bao nhiêu, mỗi bữa chỉ có vài muỗng cháo, gặp bất cứ con nào là bắt lấy mà ăn. Có một đêm đốt củi rừng sưởi ấm có con dế cơm bay vào, bắt được đem nướng,  có 7 nhà văn chia nhau ăn mà cảm thấy khỏe hơn khi chưa ăn một phần con dế cơm ấy. Rừng trong chiến tranh mà ông  Brinkley nhắc tới không những đã bị bom đạn tàn phá, con người kiếm sống khỏi chết đói và bây giờ lại có nạn phá rừng thì chim thú hoang dã làm sao mà còn nhiều được.
         
Cũng khi đang tiếp chuyện nhà văn Từ Quốc Hoài, tôi lại nghe tiếng con sóc kêu đang leo nhảy từ cây mận (roi) xuống bờ tường nhà tôi ở quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh và lại nghe cả tiếng chim kêu trên cành cây mận kể trên. Chẳng là nhà tôi có cây mận cao cũng như gần chùa thường có những buổi phóng sinh chim, nên thường thấy con sóc chạy nhảy hay chim hoang hót, chứ những nhà khác chưa chắc đã thấy hiện tượng trên mà có thể những người khách nước ngoài như Ông Brinkley lại viết rằng chẳng thấy chim hót, sóc chạy nhảy đâu cả và sẽ suy diễn bị con người ăn thịt hết rồi.

Trước khi người Pháp đến chiếm đóng và cai trị Việt Nam, trâu bò bị nhà nước cấm giết nếu không có lý do chính đáng như trâu  bỏ già yếu hay cần cúng tế tam sinh, vì trâu bò là sức kéo, canh tác của một nước nông nghiệp. Năm 1885 ở Hà Nội rồi tới Hải Phòng bắt đầu của cả miền Bắc  mới có cửa hàng bán thịt bò dành cho người Pháp.

Sau này các thành thị mới có lò mổ động vật và chợ mới bán thịt bò. Cũng chưa có trang trại nuôi bò như ngày nay và cả gà công nghiệp cũng thế mới phát triển gần đây. Vậy thì với ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây, nhất là những người sống trong các thành thị mới ăn thịt nhiều trong đó có thịt bò, bởi người ở xứ lạnh rất cần ăn thịt, có người Mỹ tôi đã chứng kiến ăn thịt bò tới 1 ki lô chứ không như người Việt ăn vài trăm gram là nhiều. Cũng nên biết phần lớn các món ăn Việt như phở, chả giò, gỏi cuốn… thường rất nhiều chất, nhiều vị, thịt chỉ qua loa còn phần lớn rất nhiều rau hoặc luôn ăn kèm với rau sống .
         
Như tôi đã đúc kết khi nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam rằng ẩm thực Việt Nam lấy tự nhiên làm gốc vừa ngon vừa lành; rau củ quả cá là chính, rất ít mỡ, ít thịt; cách chế biến chủ yếu là luộc, nấu, nướng, kho, tươi sống là chính, chiên xào, quay rất ít; cách ăn các món ăn luôn cân bằng âm dương, thêm bớt tùy theo cơ thể mỗi người, thường ăn kèm với rau thơm rau sống, gia vị tự nhiên vốn là món ăn bài thuốc, rất lợi cho sức khỏe.
           
Ẩm thực Việt Nam khác hẳn với ẩm thực Trung Quốc hay Phương Tây, dùng nước mắm để nêm hay chấm các món ăn và riêng nước chấm thì vô cùng phong phú, riêng ẩm thực Huế có hàng chục thứ nước chấm và cả muối cũng hàng chục các thứ muối để chấm và chỉ ăn cơm với muối ấy cũng rất ngon và đủ chất bổ dưỡng. Các món ăn không những ngon lành, lấy tự nhiên làm gốc mà lại thường mang nhiều ý nghĩa và quan trọng đến nỗi được vua cha chọn truyền ngôi như truyền thuyết Hùng Vương sau được các sử gia ghi trong sách sử câu chuyện bánh chưng bánh dầy, hoàng tử Lang Liêu làm, dâng lên vua cha vừa ngon vừa lành,bổ dưỡng và giữ chất tự nhiên của gạo nếp, mùi thơm, màu xanh tự nhiên của lá dong, lại mang ý nghĩa công ơn cha mẹ như trời (tròn, bánh dầy), đất (vuông,bánh chưng) thể hiện nền văn hóa Việt, lúa nước khác hẳn văn hóa Hán, lúa mì...
           
Cứ nghiên cứu các chất bài thuốc của củ riềng hay lá mơ tam thể trị các bệnh kiết lỵ thì mới thấy người Việt tinh khôn ra sao. Đó là chưa kể người Việt thường nói: Nắng gỏi (gỏi cá với hàng chục thứ rau bài thuốc), mưa cầy, chó).
           
Chữ ăn trong tiếng Việt lại là mở đầu hàng trăm từ chỉ những sinh hoạt của người Việt, không phải là ăn như ăn hối lộ, ăn nằm, ăn chơi, ăn gian... Ngôn ngữ Việt lại rất phong phú tiếp nhận cả tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh và đặc biệt với đơn lập, đa thanh (6 thanh), nên người Việt nói như hát, đặc biệt thơ người Việt, thơ lục bát có thể hát hàng trăm, hàng ngàn điệu hát dân ca các miền rất du dương, tình cảm chứ không kích thích hiếu chiến, nhạc hùng như tân nhạc tức ảnh hưởng nhạc Tây Phương mà không một dân tộc trên thế giới nào có được như thế.
               
Chính do có bản sắc riêng độc đáo, độc nhất vô nhị ấy từ cách ăn, cách mặc như tà áo dài, thơ ca luôn là vũ khí sắc bén võ trang tinh thần, nung nấu tinh thần yêu nước chống giặc như 17 lần Phưong Bắc xâm lược chứ không phải do ăn thịt chó, thịt chuột, thịt chim  thú hoang như  Ông Brinkley lầm tưởng người Việt hung dữ đâu.
             
Nếu Ông Brinkley đọc kỹ lịch sử Việt Nam sẽ thấy các vua thời nhà Lý, Trần từ thế kỷ 11- 13, tiêu biểu nhất là vua Trần Nhân Tôn mà Việt Nam vừa mở hội lễ Yên Tử ngày hôm qua, là vị vua đã chiến thắng 2 lần xâm lược của đế quốc Nguyên Mông, sừng sỏ nhất thế giới thế kỷ 13, sau khi chiến thắng quân xâm lược đã rũ áo đi tu và khai sáng phái thiền Trúc Lâm của Việt Nam, để lại gương sáng muốn đời về lòng nhân ái cho người Việt cũng như của nhân loại. Nhà vua còn chu du phía Nam và đã hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm để có của sính lễ lấy hai châu Ô và Lý (Huế-Bình Trị Thiên và Quảng Nam – Đà Nẵng). Cũng như thế các chúa Nguyễn cũng rất sùng đạo Phật cũng gả công chuá Ngọc Vạn để đổi lấy đất Thủy Chân Lạp đang bị bỏ hoang của các di dân Việt đã tới đó khẩn hoang trước.
               
Sự thật lịch sử văn hóa Việt từ cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đối xử chỉ kể vài nét ra đây là như thế không hề hung dữ, rất trọng hòa hiếu, rất hiếu học, rất hiếu khách mà nhiều du khách Phương Tây từ thế kỷ 19 trở về trước đều đã viết trong du ký của mình, chứ không phải tôi chủ quan nói đâu.

NGƯỜI VIỆT NAM CẦN TỰ SUY NGHĨ TỰ TRÁCH MÌNH PHẢI LÀM SAO TRÁNH NHỮNG HIỂU LẦM VỀ DÂN TỘC MÌNH
             
Dĩ nhiên hiện còn rất nhiều những hiện tượng khác do hậu quả của cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt và nhiều thương đau cũng như cách quản lý còn nhiều hạn chế khiến các du khách có thể hiểu lầm về người Việt Nam. Đúng hiện còn quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết để xây dựng một xã hội lành mạnh, văn minh được sự quí trọng của mọi người.
             
Một nước Việt Nam có quá khứ lịch sử đấu tranh rất đáng tự hào sẽ đáng được xây dựng thành một nước Việt Nam hùng cường trong đó có một nền ẩm thực lấy tự nhiên làm gốc vừa ngon vừa lành rất lợi cho sức khỏe con người, giúp loài người tránh được những bệnh tật thời đại như bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, bệnh gút (gout), bệnh ung thư (cancer)...
             
Tôi từng đi vào nghiên cứu rất trẻ, năm 26, 27 tuổi, năm 1966, tôi đã là chủ nhiệm kiêm chủ  bút một tập san nghiên cứu sâu là Tập san Sử Địa mà nay người Việt nam đều thừa nhận rất có giá trị. Tôi đã dành cả cuộc đời cho nghiên cứu quốc học từ việc thành lập Nhóm Nghiên cứu & Phát huy Truyền thống Việt Nam, Nhóm nghiên cứu văn hóa ăn uống Việt Nam... nên tôi rất biết đến những nét đẹp, cái hay, cái độc đáo của lịch sử, văn hóa Việt Nam, nên tôi rất yêu Việt Nam và mong truyền lại những hiểu biết cho mọi người nhất là giới trẻ Việt Nam hay cả những người nước ngoài như ông Brinkley.
             
Tôi thấy Việt Nam không có các triết gia song lại có những triết lý sống của dân tộc qua ca dao tục ngữ như triết lý bầu bí: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay “Thương người như thể thương thân” hiện đang cần cho nhân loại khi mà khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc, với sự cạnh tranh quyết liệt và hung dữ như thế kỷ trước thì với các lò hạt nhân, kho vũ khí hạt nhân hay hóa chất nhân tạo đang làm độc hại thay đổi khí hậu, nhấn chìm trái đất cũng như nổ tung trái đất. Không chỉ người Việt mà cả nhân loại phải thương nhau cùng chung một giàn trái đất.
             
Việt Nam lại có rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể quí báu của nhân loại như vừa rồi UNESCO công nhận việc thờ Quốc Tổ Hùng Vương, thờ tổ tiên ông bà cha mẹ cũng như việc thờ anh hùng dân tộc, có Đền Vệ quốc ngay từ thời Lý thế kỷ 11-12. Tôi và nhà thơ Mai Trinh vừa sáng tác hơn 1500 câu lục bát 12 hiền kinh Quốc đạo tôn vinh Quốc tổ, sự Đại hòa dân tộc, sự kiên cường chống ngoại xâm cũng như những người được cả dân tộc tôn vinh thành thánh như Đức Trần Hưng Đạo, thành phật như Giác Hoàng Trần Nhân Tôn hay Bà chúa Liễu Hạnh, bà chúa Xứ... đã được các nghệ sĩ hát thơ với nhiều làn điệu dân ca Việt Nam trong chương trình “Đêm Ca trù & Hát thơ Báo Hiếu” nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm văn Mùi (xem Google: Đêm Ca trù & Hát thơ Báo Hiếu).
           
Tôi cũng hy vọng cũng cơ hội này sẽ có nhiều người nghiên cứu nước ngoài, biết đâu chính ông Brinkley cũng sẽ nghiên cứu, tìm hiểu một cách khách quan những điều tôi vừa nói qua trên để viết lại như lời Ông đã hứa.

Theo tôi, đây lại là thời cơ tốt cho chính người Việt Nam từ chính quyền đến người dân phải làm sao, tự nhìn lại mình từ cái hay cái dở để không còn có sự hiểu lầm võ đoán, xúc xiểm đến cả một dân tộc này nửa.
             
Tôi đang dự tính viết về “người Việt xấu xí” mà trong trường ca gia đình quốc đạo do tôi và nhà thơ Mai Trinh sáng tác gồm 6000 câu lục bát, trong mục gia huấn ca tôi có nói đến 10 đặc điểm vừa xấu xí vừa cái hay của người Việt như thiếu liên kết, thiếu đoàn kết, thích hưởng thụ sớm, hoang phí vô bổ, ít quan tâm đến sự hoàn hảo, tính rất thực tế song lại hay mơ mộng, chạy theo ảo tưởng, tính cởi mở vui vẻ lại không dài lâu; yêu hòa bình, nhẫn nhịn lại không chịu  bị làm nhục, tự ái rất cao... nhất là hiện nay miệt mài hận thù, ham lợi ích nhóm và cá nhân mà quên đi lòng yêu nước trong xây dựng đất nước vốn bị quá nhiều thương đau và đang quá nhiều nguy cơ như hiện nay.
             
Mỗi người Việt bất cứ ở đâu phải tự trách mình, lỗi tại mình trước hết!
             
Tôi viết bài này với mong muốn gửi tới các bạn trẻ trên thế giới nhất là các bạn trẻ Việt Nam khắp nơi trên thế giới, xin dịch ra tất cả các thứ tiếng trên thế giới nhất là tiếng Anh để ông Brinkley đọc.
             
Tôi cũng xin cám ơn ông Brinkley đã tạo cơ hội cho tôi viết bài này. Tôi cũng rất vui mừng thấy các bạn trẻ Việt Nam khắp nơi phản ứng rất nhanh, có người lập cả trang mạng lấy chữ ký đòi đuổi việc ông Brinkley.
               
Với tinh thần yêu nước của người Việt cũng như tinh thần công bằng, khách quan, tôn trọng sự thật của những người nước ngoài kể cả người Mỹ khi dân tộc Việt Nam bị xúc xiểm như vừa qua, tôi rất vững tin vào tương lai của Việt Nam sẽ không sao khi có nguy cơ lớn đến đâu ở Biển Đông.
             
Biết đến những gì xấu xí nếu có, ở đời vốn nhân vô thập toàn mà! Đất nước nào cũng vậy, ở đâu cũng có thiên đường, ở đâu cũng có địa ngục hay những gì hay đẹp độc đáo, hay sự thật ở đâu cũng được tôn trọng cũng như sự tử tế là điều rất cần cho chúng ta.

Với hơn 3000 món ăn thuần Việt trong bữa cơm hàng ngày hay tiệc trong giỗ tế, khao vọng  khiến người Việt giữ được bản sắc riêng chống đồng hóa dù bị người Hán cai trị hơn 1000 năm. Ăn của người Việt lại là một nghệ thuật, một khoa học; món nào vị ấy với gia vị tự nhiên, không lẫn lộn với các món khác.Chẳng hạn như thịt chó, phải là chó nuôi để ăn thịt không phải chó Tây, chó Nhật, phải có củ riềng, lá mơ tam thể và cả mẻ, một loại cơm lên men chua chua ngọt ngọt mà người miền Nam ít dùng, nên không làm được món thịt chó ngon và cũng không thích ăn. Trong khi ấy những người theo đạo công giáo như Bùi Chu, Phát Diệm ở Miền Bắc di cư vào Nam lại rất thích ăn  thịt chó (chó ta, chuyên nuôi để ăn thịt) nhất là trong các dịp lễ đạo.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã
(Trưởng Đề án Bếp Việt, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu ẩm thực Việt Nam)

Nguồn: http://www.tinmoitruong.vn/ban-doc-viet/mot-bai-bao-dang-cho-nguoi-viet-suy-nghi_72_21454_1.html#.UT6bgLJEdq0