* Bài thu hoạch Đề án Bếp Việt - Lê Thị Hương Quê.
Trong không khí vô cùng ấm cúng, 4 giờ chiều, ngày 07 tháng 04 năm 2013, tại tư gia của Tiến sĩ Nguyễn Nhã, tôi đã có cơ hội giao lưu, gặp gỡ với Tiến sĩ Nguyễn Nhã – người rất tâm huyết với ẩm thực Việt, anh Nguyễn Văn Lập – Siêu đầu bếp năm 2013, cùng các bạn nhóm nòng cốt trong Đề án Bếp Việt cho thế giới.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã – sau đây tôi xin gọi “thầy Nhã”, đã chia sẻ những nét đặc sắc về nền ẩm thực Việt Nam, xưa và nay, rồi những trăn trở của thầy đối với Đề án Bếp Việt lần này. Thầy cho chúng tôi xem những quyển sách do chính thầy dốc hết tâm huyết biên soạn như: Độc đáo ẩm thực Thăng Long-Hà Nội, Độc đáo ẩm thực Huế, Bản sắc ẩm thực Việt Nam cùng các tài liệu liên quan.
Những lời chia sẻ thân tình của thầy từ phong cách ẩm thực Bắc-Trung-Nam cho đến những giá trị cụ thể qua từng ví dụ sinh động. Nhất là phải kể đến “mắm Việt”. Thầy đặc biệt nhấn mạnh rằng trong mâm cơm của người Việt gần như không thể thiếu chén mắm và nó không hề lẫn với các loại nước chấm khác như nước tương của Tàu hay những loại nước chấm du nhập từ phương Tây. Dù hằng ngày trong mâm cơm của tôi vẫn không thể thiếu chén mắm chanh tỏi ớt nhưng từ khi gặp thầy tôi bắt đầu có cái nhìn rõ hơn về nó: mắm không chỉ là món chấm bình thường mà còn là một giá trị truyền thống của ẩm thực gia đình.
Cũng trong chiều hôm ấy, anh Nguyễn Văn Lập – Siêu đầu bếp năm 2013, đã biểu diễn nghệ thuật cắt tỉa củ quả. Chỉ trong nháy mắt anh đã tỉa xong một bông hồng rất tinh tế và sống động từ củ cà rốt. Mọi người ai cũng tấm tắt khen. Tiếp theo anh “chạm trổ” quả bí ngô thành một đầu người, cứ phải gọi là “y như thật”. Rất khéo léo, anh vừa trò chuyện rôm rả, vừa khắc nên hình hài một con người. Qua đó tôi nhận ra rằng mỗi một món ăn là một nghệ thuật và đặc biệt nghệ thuật trang trí đóng vai trò quan trọng để tạo cái “chất” của món ăn.
Bên cạnh đó, mỗi thành viên trong đội nòng cốt của Đề án Bếp Việt cũng có dịp để lần lượt nêu lên suy nghĩ của mình về ẩm thực Việt Nam cũng như đề ra mục tiêu đồng hành với Bếp Việt. Để gìn giữ các giá trị truyền thống của ẩm thực Việt, để đưa ẩm thực Việt đến gần với thế giới hơn nữa thì đó quả là một chặn đường dài. Song, tất cả mọi người trong đề án đều đồng tâm nhất trí theo đuổi tới cùng.
Tôi cũng xin góp chút sức mọn của mình vào đề án vô cùng ý nghĩa này. Với tham vọng vừa quảng bá hình ảnh quê mình, vừa cóp nhặt kiến thức về ẩm thực Việt Nam để vươn ra thế giới tôi đã chọn cho mình một lối đi, đó là chè. Chè có nhiều loại và nhiều chức năng. Từ Bắc vô Nam bạn có thể kể bao nhiêu tên chè? Vô số phải không nào ? Đó là chưa kể cùng một tên gọi nhưng chỉ cần gia giảm các nguyên liệu ta đã có một hương vị hoàn toàn khác. Thật thú vị phải không nào? Lại thêm thức ăn (cũng có thể là thức uống) đặc biệt này có rất nhiều công dụng. Chè có thể làm món tráng miệng hay khai vị cũng giống như các nước phương Tây ăn súp trước bữa chính vậy. Hay chè còn có thể ăn dặm. Nghĩa là ăn chè giữa buổi, có thể là buổi sáng hoặc buổi trưa, để vừa không bị đói vừa không bỏ lỡ bữa chính vì ăn quá no. Hay chè làm món điển tâm giúp ta yên lòng mà tận hưởng giấc ngủ ngon lành. Cũng có những món chè có từ rất lâu rồi, cũng có những món mới sáng chế gần đây và cũng có những món đã thất truyền. Chẳng phải đấy cũng là một đề tài đáng được lưu tâm khi nhắc đến ẩm thực Việt sao?
Tôi thấy mình thật may mắn vì đã không bỏ lỡ buổi gặp mặt đầu tiên của Đề án Bếp Việt cho thế giới. Chặng đường phía trước còn dài nhưng tôi không đơn độc. Để đưa những giá trị Việt vươn ra thế giới thì đây, ngay từ bây giờ ai cũng có thể làm được. Tôi đã chọn khởi đầu con đường quảng bá hình ảnh Việt, một con đường đồng hành với Đề án Bếp Việt.
Mong một tương lai không xa sẽ trả lời một cách cụ thể.
Lê Thị Hương Quê
Đề tài: Chè Việt
Di động: 01636926295
Hộp thư: quehuong.huongque@gmail.com
Bảng mục tiêu những việc đã, đang và sẽ thực hiện
STT
|
Mục tiêu ngắn hạn
|
Mục tiêu dài hạn
|
Ghi chú
|
1
|
Cùng bạn bè quảng bá các sách và tài liệu của Thầy Nhã. (qua mạng, truyền mệng, đi đến những nơi cần thiết,…)
|
Viết các bài báo có liên quan
|
Hiển nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra tôi phải có sự giúp đỡ rất lớn từ phía gia đình, bạn bè và thầy cô.
|
2
|
Tham gia các buổi giao lưu gặp gỡ tại cơ sở của Bếp Việt.
|
Tìm hiểu tài liệu về ẩm thực Việt xưa và nay, đặc biệt là món chè. (qua sách báo, Internet, người thân, bạn bè,…)
| |
3
|
Chọn cho mình một món chè tâm đắc nhất, chuẩn bị cho “màn trình diễn” sắp tới.
|
Dịch các bài báo, các sách viết về ẩm thực (đặc biệt là của thầy Nhã) sang tiếng Anh và tăng cường quảng bá Bếp Việt.
|
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteChào chị, em là Hải, công việc của em là thiết kế đồ họa và quảng cáo truyền thông. em đang thiết kế logo và nhận diện cho một nhãn hiệu chè mới, em lang thang trên internet tìm tư liệu thì đọc được bài viết của chị, em cảm thấy khá thích thú về dự án của chị, hy vọng được hợp tác với chị để tạo ra một nhãn hiệu Chè Việt hấp dẫn nhất!
ReplyDeleteĐây là những bài mà em đã làm: http://cargocollective.com/oceancreative
Mong nhận được phản hồi của chị!
Chúc chị một ngày tốt lành!