Wednesday, December 10, 2014

Vai trò của cổ động viên thể thao trong đoàn kết ASEAN

Ý kiến của TS.Nguyễn Nhã sau sự cố một số cổ động viên Việt Nam bị hành hung trên sân vận động Shah Alam trong những phút cuối hiệp hai trận thi đấu bán kết lượt đi Giải Vô địch Bóng đá Đông Nam Á 2014. 

"Việc thắng thua trong thể thao cũng trong bóng đá, nhất là đối với những đội từng vô địch như là đội Malaysia hay đội tuyển bóng đá Việt Nam, là chuyện rất bình thường. Cổ động tích cực của cổ động viên ở mỗi nước là rất cần thiết cho tinh thần thi đấu của đội tuyển quốc gia của mình. Nhưng vừa qua ở Malaysia có chuyện đáng tiếc xảy ra, khi mà đội nhà thua thì các cổ động viên đã có hành động hành hung cổ động viên Viêt Nam. Theo tôi bộ trưởng thể thao của Malaysia đã lên tiếng xin lỗi ngay trên trang mạng của mình và Việt Nam cũng yêu cầu phải tìm xem thủ phạm là ai để xử lý là được rồi.

Ngày 11/12 sắp tới đây tại Mỹ Đình các cổ động viên Việt Nam phải thể hiện tinh thần thể thao của mình. Tốt nhất là đừng để xảy ra quá khích như thế mà đồng thời còn có những cử chỉ đẹp hơn nữa.

Theo tôi Mã Lai và Việt Nam là hai nước đã từng cùng với nhau, theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (1982), đăng ký đường cơ sở và lãnh hải của mình (ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý ở khu vực phía Nam Biển Đông - người viết chú thích) vào năm 2009 đã cùng sát cánh bên nhau bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình, rất cần thiết trong lúc này hai dân tộc đừng để mất tính đoàn kết đó. Các cổ động viên bóng đá trên sân Mỹ Đình cần thể hiện trách nhiệm cao trong tình hình như thế này."

Opinion from Dr. Nguyễn Nhã after the incident that some Vietnamese supporters were assaulted in Shah Alam stadium in the ending minutes of the 2014 AFF Championship's first-leg semi-final.

"Win or loss in sports as well as football, especially for such teams that were champions as Malaysia or Vietnam, is very normal thing. Positive cheers by supporters in each country is very necessary to heat up their national team's playing spirit. But recently there was unfortune incident that happened, when the home team lost their supporters had acts of assaulting Vietnamese supporters. In my opinion, the fact that Malaysian sports minister delivered his apology on official website and Vietnam requested to look for the alleged culprit for punishment, is enough.

This 11th December in Mỹ Đình stadium Vietnamese supporters must show their sportsmanship. It's best if they not only avoid letting any extremist actions like that happen but also bring in better manners.

In my opinion, Malaysia and Vietnam are two countries that, in accordance with the United Nations Convention on the Law of the Sea, have submitted jointly information on baselines and territorial waters (the limits of the continental shelf beyond 200 nautical miles from the baselines from which the breadth of the territorial sea is measured in respect of the southern part of the Southeast Asia Sea) in 2009, have been side by side protecting their respective sovereignty of islands and waters in the common sea, therefore in this situation should not let that spirit disappear. Football supporters in Mỹ Đình stadium should show their high responsibility in situation like this."


http://www.hannguyennguyennha.com/thanh-nien/dien-dan/199-co-dong-vien-doan-ket-asean

Wednesday, November 26, 2014

Thương ca đặc biệt: Việc nhỏ chuyện lớn

Tác phẩm thơ "Bé ơi, việc nhỏ, chuyện lớn" (Thương ca đặc biệt 1) thuộc "Trường ca Giáo dục gia đình & Văn hóa Quốc đạo" của Mai Trinh & Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, do NSƯT. Hồng Vân và NS. Đức Tâm hát tặng quý thầy cô, các doanh nghiệp trẻ, phụ huynh học sinh Việt Nam.



Bé ơi, bé nhớ cho rằng
Kỹ năng sống phải bản thân phải làm
Làm rồi nói mới dễ dàng
Rằng ta mới thật nói làm như nhau
Ví như xả rác ôi chao!
Vệ sinh đã học rác nào bớt đâu
Khắp nơi xả rác ngập đầu
Thật là xấu hổ bảo nhau đi nào
Để đừng có lúc quên sao!
Vứt tung vứt toé rác nào khắp nơi
Bé ơi việc nhỏ bé ơi
Thử ta nhặt rác của người mới quăng
Bỏ vào thùng rác để gần
Đố ai lại dám vứt quăng vứt bừa
Vậy là việc nhỏ ai ngờ
Sẽ thành chuyện lớn bất ngờ mà coi!
Chuyện rằng xả rác hết thời!
Chỉ vì nhặt rác hổ ngươi có người!
Hổ ngươi sẽ khiến mười mươi
Người ta không dám người cười người chê

Xếp hàng thứ tự mới ghê
Người mình chen lấn đáng chê đáng cười
Chỉ cần xuất ngoại người ơi,
Người ta đâu có lôi thôi như mình
Đến sau nhường bước cho mình
Chẳng ai chen lấn như mình bé ơi
Chẳng ai cãi cọ bao giờ
Xếp hàng trật tự tuyệt vời bé ơi
Bé ơi ơi bé bé ơi
Bây giờ bé thử lòng người xem sao
Bé ơi bé thử đi nào
Xếp hàng thứ tự nêu cao hàng đầu
Văn minh văn hóa tiến mau
Rồi ra đất nước chẳng cầu gì hơn
Xếp hàng văn hóa tiếng thơm
Việt Nam chẳng kém lại hơn nhiều điều

An toàn thực phẩm tuyệt chiêu
Bé ăn phải nhớ phải nêu hàng đầu
Vệ sinh phải học lầu lầu
Không làm ô nhiễm khiến mau thoát nàn
Nào dùng kích thích độc chăng?
Nào dùng hoá học không cần hữu cơ
Tưởng đâu tiến bộ đâu ngờ!
Hại người hại cả tiền đồ Việt Nam
Mong sao có chuỗi nhà hàng
Đi từ thực phẩm sạch cần lắm thay!
An toàn cần lắm hỡi ai
Vệ sinh bếp sạch chẳng tai ương nào!
Việt Nam ta tiến thật mau
Không còn tụt hậu đi sau mọi người
Bấy giờ bé sẽ mỉm cười
Đã làm chuyện lớn mười mươi đi rồi
Văn minh văn hóa tuyệt vời
Sánh vai các nước ta thời hằng mong

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học
(Chủ Nhiệm Câu lạc bộ Âm nhạc Dân tộc Hương Sắc Ba Miền, Trung tâm Văn hóa Tp.HCM)
24/11/2014

http://hannguyennguyennha.com/am-nhac-dan-toc/sang-tac-tho-ca/198-be-oi-viec-nho-chuyen-lon

Saturday, September 27, 2014

Thư gửi GS.TS. Trần Văn Khê


Bức thư thứ năm của Nguyễn Nhã trong loạt bài "Những bức thư xây dựng chân dung người thầy giáo Việt Nam thế kỷ XX", sẽ được thi hóa đem vào “Trường ca chân dung người thầy thế kỷ XX”.

Thầy Hoàng Xuân Hãn đã đào tạo nhiều thế hệ học trò nổi danh, ở Miền Bắc như GS. Hoàng Như Mai, ở Miền Nam như GS.TS. Nguyễn Chung Tú, ở Pháp phải kể đến GS.TS. Trần Văn Khê.

Trường hợp với Bác Khê thì rất đặc biệt, chắc không ai có dịp gần gũi với Thầy Hãn với thời gian dài như Bác và đã coi như thầy của mình.

Tôi còn nhớ khi Thầy Hãn viết thư cho tôi khi tôi là chủ biên Tập San Sử Địa, đã giới thiệu Bác và Bác cũng từng gửi thư từ Paris cho tôi.

Chính vì thế hồi tháng 8/1974 Bác từ Úc trở về Việt Nam, nói chuyện về âm nhạc cổ truyền ở nhiều nơi tại Sài Gòn, tôi đã đến dự và đã viết bài “Những buổi diễn thuyết về âm nhạc cổ truyền Việt Nam của Giáo sư Trần Văn Khê" lấy bút danh là Hoàng Việt Tử, đăng trong Tập San Sử Địa số 28.

Cũng chính vì được biết sự uyên bác và tài diễn thuyết hay như thế, nên vào năm 1993, khi chuẩn bị thành lập trường Đại học Hùng Vương với mục tiêu góp phần xây dựng đại học vừa mang tính Việt Nam, vừa mang tính hiện đại, và thành lập Trung tâm Nghiên cứu Văn Hóa Việt Nam, tôi đã phỏng vấn nhiều người như GS. Nguyễn Đăng Thục về “Tư tưởng Việt Nam” khẳng định truyền thống không duy của Việt Nam trong đó có tam giáo đồng nguyên và Bác Khê về “Những độc đáo của âm nhạc truyền thống Việt Nam”.

Không ngờ đây là lần đầu tiên, Bác nói bị rút ruột nói ra hết và cuốn băng phỏng vấn được Bác gửi cho nhiều người trong đó có ông Nguyễn Tấn Đời ở Canada đã rất thích thú và sang ra hàng chục cuốn gửi tới các bạn bè. Cũng vì thế mà sau năm 1997 tổ chức hội nghị Khoa học “Bản sắc Việt Nam trong ăn uống” tại Khách sạn Majestic, năm 1998 tôi đứng ra tổ chức hội thảo khoa học “Bản sắc Việt Nam trong Âm nhạc” cũng tại Khách sạn Majestic, mời Bác từ Paris về dự. Tại hội thảo này, Bác Ngô Gia Hy, hiệu trưởng trường Đại học Hùng Vương đã phát biểu rằng “quyết tâm đem dân ca vào trường Đại học Hùng Vương” và năm sau đã mời Bác về dạy âm nhạc truyền thống ở Khoa Du lịch mà Bác nói rằng đây là “lần đầu tiên bác dạy âm nhạc dân tộc cho sinh viên Việt Nam, bằng tiếng Việt Nam tại đất nước Việt Nam” sau mấy chục năm bôn ba nước ngoài, "chỉ dạy cho sinh viên nươc ngoài mà thôi!" Và cũng năm 2000, trường Đại học Hùng Vương đã quyết định thành lập CLB Ca trù Đại học Hùng Vương, sinh hoạt tại ngay nhà riêng của tôi, sau này đổi thành CLB Ca trù & Hát thơ Lạc Việt.

Phải nói ngay, tôi đã nhận ra Bác là người đầu tiên với kiến thức uyên bác, dùng phương pháp đối chiếu, so sánh, nghiên cứu, tìm ra những độc đáo của văn hóa Việt Nam, âm nhạc truyền thống Việt Nam mà người ta thường coi thường do người mình có thói quen nghĩ ”Bụt nhà không thiêng”, “Nôm na là cha mách qué”!

Phải thú thực, Tôi đã học hỏi ở Bác về phương pháp nghiên cứu đối chiếu, so sánh này khi nghiên cứu về văn hóa ẩm thực, văn hóa thi ca, văn hóa tín ngưỡng thờ Quốc tổ, anh hùng dân tộc, tổ tiên của Việt Nam để tìm ra những nét độc đáo đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Ngay năm 1992, khi tôi làm phim Thăng Long Hà Nội xưa, tôi thấy ngay từ thời Lý đã có đền Vệ Quốc, thờ người có công bảo vệ đất nước thì các thế hệ sau này mới có biết bao anh hùng dân tộc mà không dễ nước nào cũng có nhiều đến thế và thờ thần Trống đồng mới thấy Việt Nam có nền văn hóa trống đồng rực sáng đến thế so với các nước khác. Cũng như với đền Hai Bà Trưng, bà Triệu cùng các nữ tướng được thờ rất nhiều, trong khi khó có nước nào có được như thế khiến tôi thấy nhiều cái nhất thế giới của người phụ nữ Việt Nam, rất đáng tự hào…

Khi tôi tổ chức Bác nói chuyện tại làng Du lịch Bình Quới, ngay tại trên khấu có người hỏi về “Chương trình Hát thơ” của tôi đang khởi xướng, Bác đã trả lời rằng “Hát thơ là một sáng tạo tuyệt vời nếu được quần chúng hưởng ứng”. Hồi ấy báo chí trong đó có báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ có đưa tin. Hãng phim Truyền hình Thành phố có làm phim “Hát thơ thời mới”. Tôi đã khởi xướng “Chương trình đem hát thơ vào trường học”, tức là thơ các em học sinh đang học được hát với các làn điệu dân ca, ca cổ ba miền, minh họa những vần thơ đang được học, nhất là khi chưa cải cách, các lớp đều học rất nhiều thơ lục bát dễ hát dân ca. Đã có một đề tài nghiên cứu tại Sở Khoa học & Công nghệ Tp.HCM “Hát thơ tại trường học” mà tôi làm cố vấn, song vì thay đổi chủ nhiệm, tôi lại thôi. Tôi đã từng tổ chức hàng chục buổi “Hát thơ Kiều” và Phương Nam Phim đã phát hành dĩa gồm 2 CD Hát thơ Kiều với hơn 30 làn điệu dân ca ba miền. Rồi tiếp nhiều buổi hát thơ “Lục Vân Tiên", “Chinh Phụ Ngâm”... Hiện nay cũng có nhóm hát thơ giao lưu văn hóa ASEAN. Đặc biệt với tính cách Chủ nhiệm CLB Âm nhạc Dân tộc Hương Sắc Ba Miền của Trung tâm Văn hóa Tp.HCM, tôi và NSƯT Hồng Vân đã đến các trường trong đó trường Đức Trí dạy hát dân ca và đã làm nhiều băng đĩa học hát dân ca, hát thơ trong đó co đĩa học hát dân ca ba miền “Việc nhỏ chuyện lớn” với nội dung “Nhặt rác cho người mới quăng”, “xếp hàng nơi công cộng” hay thuyết phục người lớn giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là từ bỏ việc “bán những gì không ăn, ăn những gì không bán” để quảng bá văn minh, văn hóa đô thị tại Việt Nam, để cứu người mình khỏi ăn đồ ăn độc hại…

Khi tôi tổ chức hội thảo khao học ”Ẩm thực trị liệu” và “Tiệc cưới, tiệc đãi quốc khách Việt Nam” tại Khách sạn Kỳ Hòa năm 1999, Bác tham dự và từ đây Bác nói nhiều về ẩm thực Việt Nam mà nhiều người rất lấy làm thích thú khi so sánh với ẩm thực của các nước khác.

Cò thể Bác và tôi có duyên với nhau về văn hóa Việt Nam, nên khi VTV9 làm phim về tôi “Một đời gìn giữ hồn Việt”, phỏng vấn Bác, đã phát biểu:

“… đặc biệt về ẩm thực là một trong những chuyên gia mà từ lý thuyết cũng như thực hành mà tôi tâm đắc về mọi mặt. Kể ra tôi về đây chưa thấy có người thứ hai tâm đắc như thế!.. “

Có thể chính vì Bác quá thương nên quá khen như thế! Song có thể Bác và tôi giống nhau ở điểm chính là người thầy từ thế kỷ XX, đã cố hết sức mình truyền lửa cho giới trẻ thế kỷ XXI để trong tương lai giới trẻ phải rất tự hào về lịch sử, văn hóa Việt Nam, mà cố sức đóng góp xây dựng đất nước hùng cường, không còn bị xử ép, làm nhục như hiện nay ở Biển Đông nữa!

Vừa qua “Nhóm Xuất bản sách Thái Hà” ấn hành cuốn sách “Tôi tự hào là người Việt Nam”, tôi đã viết bài “Tôi tự hào về lịch sử văn hóa Việt Nam” và tôi có hứa sẽ viết bài “Những gì xấu xí của người Việt” và tự hứa viết cuốn sách “Người Việt xấu xí” để người Việt mình bừng tỉnh, tích cực yêu nước trong xây dựng!

Tôi hiện cũng đang tập trung viết tác phẩm “Khoa cử Nho học dưới thời Pháp thuộc” để “ôn cố tri tân”, tìm xem những bài học lịch sử nào về giáo dục của người xưa nhất là giáo dục làm người ra sao, thấy được chân dung người thầy Nho học đã ảnh hưởng tới chân dung người thầy thế kỷ XX thế nào.

Cũng vừa qua nhân ngày Giỗ ĐứcThánh Trần, 20 tháng 8 ÂL, tôi có phổ biến bài viết "Trần Hưng Đạo - vị tướng soái ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông được tôn thờ như vị thánh" và Kinh chúc Phúc (1 trong 12 hiền kinh Quốc đạo) và yêu cầu bài viết này có nhiều thông điệp về những bài học lịch sử cho người Việt Nam cũng như với người Trung Quốc. Những bài học lịch sử ấy rất cần được bàn bạc, trao đổi để mọi người kể cả giới lãnh đạo chính trị cũng như người Việt trong và ngoài nước thấm thía và có hành động đúng trước tình hình có quá nhiều nguy cơ như hiện nay. Tôi đề nghị trong mục Đối thoại nên nêu vấn đề này nhân Ngày Giỗ Đức Thánh Trần. Theo tôi, những vấn đề sau đây ta nên bàn bạc:

1/ Chúng ta, người Việt Nam ở trong và ngoài nước kể cả lãnh đạo chính trị, nên tìm hiểu Trần Hưng Đạo đã để lại những bài học lịch sử quý giá nào? Bài học nào là quý giá nhất đối với từng đối tượng.

2/ Với từng bài học quý giá ấy cho từng đối tượng, liệu từng đối tượng có thể làm những gì cụ thể để cho tình hình ở Việt Nam cũng như ở Biển Đông tốt đẹp hơn cho mọi phía. Theo tôi biết lịch sử để hiểu hiện tại và dự báo tương lai.

Tôi xin kính tặng Bác “Mười hai bài Hát nói Quốc đạo” do Tôi viết đã được Nhóm Ca trù Thái Hà hát cùng hơn 10 bài viết trong mục “Giữ hồn Dân tộc” của Báo Thanh Niên từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 và 10 bài “Hát thơ Quốc đạo”, 12 hiền kinh Quốc đạo (Thập nhị hiền kinh) do tôi và nhà thơ Mai Trinh sáng tác đã được Nhóm NSUT Thanh Ngoan hát với các làn điệu dân ca.

Thư bất tận ngôn, mong được Bác chia sẻ.

Thân kính,

Nguyễn Nhã

http://www.hannguyennguyennha.com/giao-duc/chan-dung-nguoi-thay/193-thu-gui-giao-su-tran-van-khe

Friday, September 12, 2014

Trần Hưng Đạo - vị tướng soái ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông được tôn thờ như vị thánh


* Bài viết của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (Tiến sĩ Sử học) nhân ngày giỗ Đức Thánh Trần, ngày 20 tháng 8 ÂL.
* Xem thêm "Kinh chúc phúc": http://www.hannguyennguyennha.com/am-nhac-dan-toc/sang-tac-tho-ca/10-kinh-chuc-phuc

Thế kỷ XIII, nước Đại Việt chỉ mới tới Quảng Bình. Vậy mà như “Châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng”. Xe nghiêng chính là quân Mông Nguyên đang làm mưa làm gió từ Á sang Âu ở đầu thế kỷ XIII. Chiếm được Trung Quốc, Hốt Tất Liệt trở thành Nguyên Thái Tổ năm 1271, trở thành một đế quốc hùng cường rộng lớn nhất thời bấy giờ.

TRẦN HƯNG ĐẠO VĂN VÕ TOÀN TÀI KIÊN CƯỜNG DÙNG THẾ QUẬT NGÃ 3 LẦN QUÂN NGUYÊN MÔNG HÙNG MẠNH GẤP BỘI

Trước sức mạnh nhất là kỵ binh Mông Cổ xuất quỷ nhập thần khi quân Mông Cổ tấn công từ Vân Nam năm 1258, những kẻ yếu bóng vía như Trần Nhật Hiệu, được Vua Trần Thái Tông hỏi thì chỉ lấy nước viết ở bên mạn thuyền hai chữ “Nhập Tống” để mong nhờ “Thiên triều” che chở mà không biết rằng chính sinh mạng “Thiên triều” cũng đang chông chênh sắp tới số! Trong khi Thái sư Trần Thủ Độ lại thưa rằng: ”Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin Bệ hạ đừng lo…” Trần Hưng Đạo được cử đốc suất tả hữu tướng quân chống giặc. Và với tài điều binh khiến tướng của Trần Hưng Đạo, quân xâm lược Mông Cổ bị đánh thua phải chạy dài không dám cướp phá mà người thời ấy gọi là “giặc Phật”.

Khi nghe tin Thượng hoàng Trần Thái Tông mới mất, Trần Thánh Tông nhượng vị, Hốt Tất Liệt sai sứ Sài Thung sang nước ta, tỏ ra rất hống hách cởi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh, bị quân lính cản, không những không xuống ngựa mà còn dùng roi ngựa đánh vỡ đầu quân lính. Vua sai Trần Quang Khải đến sứ quán khoản tiếp, Sài Thung nằm khểnh không ra. Quang Khải vào hẳn trong phòng, hắn cũng không dậy tiếp. Ấy vậy mà Trần quốc Tuấn đến thì Sài Thung đứng dậy, vái chào, mời ngồi! Thì ra Trần Quốc Tuấn đã gọt đầu mặc áo vải giả làm nhà sư Tàu, nên buộc Sài Thung phải tiếp! Trần QuốcTuấn ngồi xuống pha trà cùng uống với hắn. Người hầu của Sài Thung cầm cái tên đứng sau Quốc Tuấn, chọc vào đầu đến chảy máu, nhưng sắc mặt Trần Quốc Tuấn không hề thay đổi. Khi ra về Sài Thung ra cửa tiễn Ông. Mọi người đều lấy làm kinh dị.

Nguyên Đế lại còn đòi Vua Trần phải đích thân sang chầu, Vua Trần đã sai chú là Trần Di Ái thay mình. Nguyên Đế lại lệnh Sài Thung đem 5000 quân, phong Trần Di Ái làm An Nam Quốc Vương, đưa Di Ái về nước, Sài Thung bị quân ta bắn mù mắt chết. Di Ái về bị tội đồ.

Sang đời vua Trần Nhân Tông, năm 1282, Hốt Tất Liệt lấy cớ mượn đường đánh Chiêm Thành, sai Thoát Hoan làm Trấn Nam Vương cùng với Toa Đô, Ô Mã Nhi dẫn 50 vạn quân sang xâm lược nước Đại Việt, Trần Quốc Tuấn được phong Hưng đạo Vương tháng mười năm Quí mùi (1283) và làm Tiết chế thống lĩnh quân lính chống giặc. Vua Trần Nhân Tông cho mở hội nghị quân sự ở Bình Than (sông Lục Đầu) bàn kế đánh giặc, Trần Quốc Tuấn đưa ra bài hịch tướng sĩ, một kiệt tác làm khích động lòng người với những câu văn cảm kích như: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, ruột đau như cắt, chỉ giận không được ăn thịt nằm da nuốt gan uống máu quân thù, tuy trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm. Các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, than chịu quốc sỉ mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quyên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dung làm mưu lược nhà binh, vườn ruộng giàu không mua chuộc được tấm thân ngàn vàng, vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc; tiền của của dẫu nhiều khôn mua được đầu giặc, chó săn tuy khỏe khôn đuổi được quân thù, chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai”…

Không những viết hịch để mọi người biết rõ lòng mình và khích lòng người, Trần Hưng Đạo còn soạn ra "Binh thư yếu lược", "Vạn Kiếp bí truyền" để huấn luyện tướng sĩ!

Trong khí thế ấy mà Trần Hưng Đạo đã gây ra được, Thượng hoàng Trần Thánh Tông còn triệu tập các bô lão trong nước về kinh đô, đặt tiệc ở thềm điện Diên Hồng hỏi kế đánh giặc, nên đánh giặc hay không, các bô lão đều đồng thanh hô đánh!

Quân Nguyên chia ra làm 2 đạo: Một đạo do Toa Đô cầm 10 vạn quân đi đường thủy đánh Chiêm Thành, 1 đạo do chính Thoát Hoan đem đại binh đến ải quan, sai người đưa thư sang nói cho mượn đường đi đánh Chiêm Thành.

Khi giặc do Toa Đô từ Phía Nam, phía Chiêm Thành đánh thốc lên thì quan trấn thủ Nghệ An Trần Kiện và các bộ hạ như Lê Tắc đã đầu hàng giặc, được giặc đưa về Yên Kinh, đến Gò Ôn Khâu, Lạng Sơn, bị quân ta bắn tên chết.

Trần Hưng Đạo đuổi sứ giả A Lý về rồi phân binh trấn giữ các cửa ải, còn mình tự dẫn đại quân đóng giữ ở núi Kỳ Cấp. Những chiến thuyền do Yết Kiêu trấn giữ mặt thủy ở Bãi Tân (thượng lưu sông Lục Nam).
Trước sức tiến của quân Nguyên, Trần Hưng Đạo lui về Nội Bàng. Quân Nguyên rất khôn khéo. Ngoài dùng sức mạnh thiện chiến nhất là kỵ binh của mình, Quân Nguyên còn tìm cách chiêu dụ tất cả các cấp. Ngay Trần Hưng Đạo, khi ở Nội bàng, giặc đã cho người đưa thư dụ dỗ Trần Quốc Tuấn mở đường và đón Trấn Nam Vương Thoát Hoan. Dĩ nhiên chúng không thành công, cũng như Trần Bình Trọng sau này bị sa cơ vào tay giặc, nhất định tuyệt thực ở Thiên Trường, được chính Thoát Hoan dụ dỗ và có hỏi Trần Bình Trọng rằng: ”Có muốn làm vương đất Bắc hay không” , Trần Bình Trọng đã quát lên rằng: “Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi. Can gì mà còn hỏi lôi thôi!”. Trong khi ấy, quân Nguyên đã thành công khi dụ được Trần Ích Tắc, Trần Tú Viên hàng giặc để lần xâm lược lần thứ 3, năm 1286, được đưa về làm An Nam quốc Vương! Nếu đất nước Đại Việt này toàn những người như Trần Di Ái, Trần Ích Tắc thì làm sao tồn tại cho đến ngày nay!

Khi Trần Hưng Đạo phải lui quân trước sức tiến quân của giặc, khi đến Bãi Tân

Trong lúc thế, lực giặc đang mạnh như thế, Vua Trần Nhân Tông cũng hỏi thử Quốc Tuấn xem có nên hàng giặc hay không. Người đại anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã trả lời một câu đầy khí phách còn lưu truyền cho muôn đời sau: “Trước hết chém đầu thần rồi sau hãy hàng”.

Tuy thế lực giặc đang mạnh, Trần Hưng Đạo vẫn bình tĩnh, bàn kế hoạch đối phó, giữ sĩ khí không giảm sút, chọn những người dũng cảm đi tiên phong, rồi chờ thời cơ phản công.

Giặc tiến quân như vũ bão, chẳng mấy chốc chiếm được thành Thăng Long đang bị bỏ trống, trong khi khắp nơi đều thấy những bảng kêu gọi phải liều chết đánh giặc, không được đầu hàng giặc, người nào cũng có hai chữ “Sát Thát” ở cánh tay, cũng đã tạo một thế mới giữa giặc và ta.

Trong khi các cánh quân của ta vẫn bảo toàn lực lượng khi rút lui khỏi Kinh thành hay từ cánh quân chặn địch từ Vân Nam xuống do Trần Nhật Duật chỉ huy đã có cả người mặc áo quân nhà Tống khiến quân giặc hoang mang.

Tuy lực so với địch vẫn yếu, song thế đã có, nhất là khi quân Toa Đô vốn đang chật vật, lại từ đường xá xa xôi, mỏi mệt ra Bắc, Trần hưng Đạo tâu với Vua rằng: “Toa Đô tự Chiêm Thành trở ra, qua vùng Ô Lý (Thuận Hóa), Hoan (Nghệ An), Ái (Thanh Hóa), đường xá gập ghềnh, quân sĩ vất vả, nay lại vượt bể ra ngoài bắc, thì sức lực cũng đã mỏi mệt. Vậy nên sai một tướng đem quân ra đón đường mà đánh thì chắc phá được”. Quả nhiên 5 vạn quân ta do tướng Trần Nhật Duật làm chủ tướng, Trần Quốc Toản làm phó tướng cùng với tướng quân Nguyễn Khoái đánh tan quân giặc ở Hàm Tử (Hưng Yên), Toa Đô phải lui ra cửa Thiên Trường. Thừa thế thắng ấy, Trần Hưng Đạo lại tâu với vua: “Quân ta mới thắng, khí lực đang hăng mà quân Nguyên mới thua, tất cũng chột dạ, vậy nên nhân dịp này tiến quân đánh Thoát Hoan để khôi phục Kinh Thành.”.

Trần Quang Khải từ Thanh Hóa ra cùng với Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão đi thuyền đánh đội chiến thuyền của quân Nguyên đóng ở Chương Dương thuộc huyện Thượng Phúc. Quan quân đánh hăng quá, quân Nguyên địch không nổi phải bỏ chạy, cả thắng ở Chương Dương, quan quân lên bộ đuổi giặc đến tận chân thành Thăng Long hạ trại. Thoát Hoan đem binh ra cự địch, bị phục binh Trần Quang Khải đánh úp, quân Nguyên phải bỏ chạy qua sông Hồng sang giữ mặt Kinh Bắc. Trần Quang Khải đem quân vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng, cảm hứng ngâm bài thơ rằng:

“Đoạt giáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái Bình nghi nỗ lực
Vạn cổ thử giang san”

Sau khi hắng trận Hàm Tử, Chương Dương quân thế càng phấn chấn, Trần Hưng Đạo tâu với vua Nhân Tông xin một mặt sai Trần Nhật Duật hợp với Trần Quang Khải chặn các ngả đường không cho Thoát Hoan và Toa Đô liên lạc được với nhau, còn chính mình đem quân đi đánh Toa Đô rồi đánh luôn Thoát Hoan ở Tây Kết. Vua để Trần Hưng Đạo tùy ý sai khiến. Quân ta đánh hăng quá, quân Nguyên địch không nổi phải lên bộ chạy ra biển. Khi đến dãy núi bị phục binh bắn chết Toa Đô. Ô Mã Nhi một mình lẻn lên chiếc thuyền con chạy về Tàu. Thế là vào tháng 5 năm Ất Dậu (1285), thắng trận Tây Kết, bắt được hơn 3 vạn quân Nguyên. Khi quân ta nộp thủ cấp Toa Đô, Vua Trần Nhân Tông nhìn thủ cấp Toa Đô mới than rằng: “Làm bầy tôi nên như người này”, rồi cởi áo ngự bào đắp cho đầu Toa Đô, sai quân dung lễ mai tang tử tế. Thế mới thấy lòng nhân của kẻ chiến thắng Đại Việt!

Biết thời cơ đã đến, đang lúc vào hè, trời nóng nực, sơn lam chướng khí, quân giặc bị dịch tễ giết hại nhiều, Trần Hưng Đạo biết thế nào Thoát Hoan cũng phải rút chạy, liền sai Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão đem 3 vạn quân đi đường núi phục sẵn ở rừng sậy hai bên sông ở Vạn Kiếp, sai hai con là Hưng Võ Vương Nghiễn và Hưng Hiếu Vương Úy dẫn 3 vạn quân đi đường Hải Dương ra Quang Yên chặn đường rút của quân giặc, còn đích thân Trần Hưng Đạo đem đại quân đến Bắc Giang đánh đuổi quân Thoát Hoan. Thoát Hoan dẫn đại binh đến Vạn Kiếp bị phục binh Nguyễn Khoái chặn đánh thiệt hại mất đến một nửa, Lý Hằng bị tện bắn chết. Thoát Hoan, Phàn tiếp, A bát Xích, Lý Quán cố mở đường máu mà chạy. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng lên xe mà chạy sợ bị bắn tỉa như Lý Quán khi về đến gần châu Tư Minh. Vậy chỉ nội trong 6 tháng trời đến tháng 6 năm ất Dậu (1285) 50 vạn quân Nguyên bị đánh tan tác.

Hốt Tất Liệt thấy bọn Thoát Hoan bại trận về, giận lắm, muốn bắt chém hết cả thẩy. Quần thần can ngăn mãi lại thôi. Bèn quyết định đình việc đi đánh Nhật Bản, đóng thêm 300 chiến thuyền quyết sang ngay đánh trả thù. Song nghe lời can cho quân sĩ nghỉ ngơi dưỡng sức ít lâu.

Vua Trần Nhận Tông nghe tin Nguyên triều sắp sửa đưa quân sang báo thù, bèn vời Trần Hưng Đạo hỏi rằng: “Thế giặc năm nay thế nào?”. Trần Quốc Tuấn trả lời: ”Nước ta thái bình lâu ngày, dân không biết việc binh. Cho nên năm trước quân Nguyên vào cướp, thì có kẻ đầu hàng trốn chạy. Nhờ uy linh của Tổ tông và thần võ của Bệ hạ, nên đã quét sạch được bụi Hồ. Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc chiến trận, mà quân nó thì sợ phải đi xa. Vả lại chúng còn nơm nớp cá thất bại của Hằng, Quán không còn chí chiến đấu. Theo như Thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn.”

Quan Chấp chính xin chọn tráng đinh tăng quân số lên nhiều Hưng Đạo Vương nói: “Quân quí hồ tinh, bất quí hồ đa dẫu đến 100 vạn quân mà như Bồ Kiên thì cũng làm được gì?”.
Khi đạo quân Nguyên có Vương A Thai đi theo đạo quân từ Vân Nam do A Lỗ chỉ huy bắt đầu tiến tới cửa ải Phú Lương, Vua Trần Nhân Tông hỏi Hưng Đạo Vương: “Giặc tới tình hình thế nào?”. Vương trả lời: “Năm nay đánh giặc nhàn”.

Trong khi ấy theo Nguyên sử q.168, Lưu Tuyên truyện, t.8a, Lễ bộ thượng thư Lưu Tuyên cũng lo ngại tâu với Hốt Tất Liệt rằng:

“… Giao Quảng là đất viêm chướng khí độc hại người còn hơn binh đao. Nay định đến tháng 7 họp các đạo quân ở Tĩnh Giang, đến An Nam tất nhiều người mắc bệnh chết, lúc cần cấp gặp giặc biết lấy gì ứng phó. Ở Giao Chỉ lại không có lương, đường thủy khó đi, không có xe ngựa, trâu bò chuyên chở thì không thể tránh được vận chuyển đường bộ. Một người phu gánh 5 đấu gạo, đi về ăn hết một nửa, còn quan quân được một nửa. Nếu có 10 vạn thạch lương, dung 40 vạn người cũng chỉ có thể được lương cho quân 1,2 tháng. Chuyên chở, đóng thuyền, phục dịch việc quân phải dùng đến 5, 60 vạn người. Quảng Tây, Hồ Nam điều động nhiều lần, dân ly tán nhiều, lệnh cho cung dịch cũng không thể làm được… sao không cùng người hiểu biết trong quan quân bên kia mà bàn bạc phương lược vạn toàn. Nếu không thì sẽ giẫm vào vết xe cũ”.
Như thế Nguyên triều không phải không biết những mặt nhược điểm của mình có nguy cơ thất bại như đã từng xảy ra. Cũng không phải nước Đại Việt không biết ứng xử khôn ngoan khi cương khi nhu, luôn ngoại giao mềm dẻo. Nhà Trần đã hết sức nhân nhượng, muốn cho Nhà nguyên đỡ mất thể diện, mong tránh được cuộc chiến tranh báo thù, đã cử các sứ bộ mang cống vật và còn tha bọn tù binh đến 50.000 người, đều thích chữ và nói rằng ai bị bắt nữa sẽ bị chém, chứ không tha như lần này.

Vậy mà Hốt Tất Liệt nhất quyết sai Thoát Hoan làm đại nguyên súy cùng Abát Xích, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp đem tất cả hơn 30 vạn quân với 500 chiến thuyền và đặc biệt có TrươngVăn Hổ, con một tên cướp biển giữ chức Giao chỉ hải thuyền vạn hộ đem 70 thuyền tải 17 vạn thạch lương, giả danh đem Trần Ích Tắc được phong làm An Nam Quốc Vương về nước. Khác với lần trước quân Nguyên cò mũi thủy quân cực mạnh tiến vào cửa sông Bạch Đằng.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lại được cử làm tướng chỉ huy chung, đôn đốc việc chuẩn bị của Triều đình và các vương hầu, Trần Khánh Dư làm phó tướng đóng quân ở Vân Đồn, phụ trách việc quân sự miền ven biển.

Cũng như lần trước Trần Hưng Đạo cử các cánh quân chặn các đường tiến quân của giặc và địch vẫn hùng hổ tiến chiếm thành Thăng Long được bỏ ngỏ. Thấy địch mạnh phải rút lui nhanh để bảo toàn lực lượng. Nên khi thấy cánh quân do Phó tướng Trần Khánh dư bị thiệt hại nặng, Thượng hoàng Thánh Tông cho người đòi Trần Khánh Dư về Triều hỏi tội. Trần Khánh Dư đã xin khất ít lâu để đoái công chuộc tội vì Ông nghĩ rằng đoàn chiến thuyền của giặc đã đi qua, có thể đánh đoàn thuyền lương một cách dễ dàng.Quả nhiên tháng 12 (1288), đoàn thuyền lương nặng nề của Trương văn Hổ bị thủy quân tập kích ở Vân Đồn, Trương Văn Hổ bị đại bại, phải đổ cả thóc xuống biển , chạy thóat về Quỳnh Châu, Hải Nam.

Sau khi chiếm thành Thăng Long bỏ ngỏ. quân Nguyên truy tìm vua, triều đình nhà Trần khắp nơi không gặp, quân nhà Nguyên bị chặn đánh, phục kích khắp nơi. Bấy giờ ở Thăng Long, Thoát Hoan đang lâm vào tình trạng lúng túng, A-ba–tri bàn:”Giặc bỏ sào huyệt trốn vào, núi biển là có ý đợi chúng ta mệt mỏi rồi thừa cơ đánh lại. Tướng sĩ phần nhiều là người Phương Bắc, lúc xuân hạ giao nhau, khí chướng tệ hoành hành, chưa bắt được giặc, ta không thể giữ lâu được. Nay chia quân bình định khắp nơi, chiêu hàng những người qui phụ, ngăn cấm quân lính không được cướp bóc, kịp bắt ngay Nhật Huyên (Trần thánh Tông). Đó là kế hay”.
Chẳng bao lâu quân Nguyên lâm vào thế bị động, bị chận đánh khắp nơi, lương thực được dân cất rất kỹ, Thăng Long trở thành một hòn đảo cô lập, có nguy cơ bị tuyệt lương. Ngày 5-3-1288 Thóat Hoan phải rút về Vạn Kiếp. Nguyên sử q. 129 An Nam truyện viết những dòng bi đát tại Vạn Kiếp: ”Tướng sĩ phần nhiều bị bệnh dịch không thể tiến được mà chư man lại phản, những nơi xung yếu đã chiếm được nay đều thất thủ”.
Bọn tướng tá bàn với Thoát Hoan, Nguyên sử , q.209, An Nam truyện chép: ”Ở Giao Chỉ không có thành trì để giữ, không có lương thực để ăn mà thuyền lương của bọn Trương Văn Hổ lại không đến. Vả lại, khí trời đã nóng nực, sợ lương hết, quân mệt, không lấy gì chống giữ lâu được, làm hổ thẹn cho triều đình, nên toàn quân mà về thì hơn”).

Thoát Hoan buồn rầu thừa nhận:”Ở đây nóng nực ẩm thấp, lương hết quân mệt và đồng ý rút lui về” ( An Nam Chí lược , q.4).

Thế là đúng như dự kiến của Trần Hưng Đạo lần này quân ta dễ đánh và trận địa cọc phục kích Bạch Đằng là mồ chôn quân Nguyên Mông vào ngày 9-4-1288, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp vị bắt sống, Thóat Hoan chạy thoát về Tàu.

TRẦN HƯNG ĐẠO , NGƯỜI ĐẠI ANH HÙNG DÂN TỘC ĐƯỢC TÔN VINH NHƯ VỊ THÁNH
Lịch sử Việt Nam hàng ngàn năm qua là lịch sử đấu tranh chống xâm lược. Từ thời Lý đã bắt đầu có đền thờ Vệ Quốc ở Thăng Long bên Hồ Tây. Những người có công bảo vệ đất nước được được thờ. Các tướng như Lý Thường Kiệt ờ Đình Nam Đồng đều có bức hoành phi “Sinh vi tướng, tử vi thần” (sống làm tướng, chết làm thần}. Ai chết vì nước hay có công lao cho đất nước đều được thờ.

Song thánh là nhân vật siêu phàm tài năng xuất chúng, nên thánh rất ít so với thần. Ngoài thánh Gióng, thánh mẫu (tứ phủ), Khổng Tử, Trần Hưng Đạo được người đời tôn vinh là Đức Thánh Trần, thờ khắp nơi... Ngày giỗ Đức Thánh Trần, ngày 20 tháng Tám âm lịch được người dân Việt gọi là ngày giỗ cha.

Đó chính là do võ công kiệt xuất, vô tiền khoáng hậu của ngài. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, chiến thắng quân Nguyên Mông đã âm vang trên thế giới, nhà sử học Ba Tư Fazl Allah Rasidud- Din (1247-1318) đã viết trong bộ sử biên niên Ba Tư “Zani al- Tawarikh: “Một lần, Tugan [Thóat Hoan] đem quân vào nước đó, chiềm lấy các thành thị ven biển và thống trị ở đấy trong một tuần lễ, nhưng bỗng nhiên từ biển, từ rừng, từ núi xuất hiện những dội quân nước đó đánh tan đạo quân của Tugan đang lo cướp bóc. Tugan trốn thoát được…” (Hà Văn Tấn & Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13, Hà Nội, nxb Khoa Học Xã Hội, 1970, tr.5-6).

Đó cũng là do con người đức độ, nhà chiến lược có tầm nhìn xa trong chiến tranh đã đành mà còn trong xây dựng đất nước.

Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (CM) của Quốc sử quán triều Nguyễn chép rằng khi Quốc Tuấn mới sinh ra, có người xem tướng trông thấy, nói: “Mai sau có thể kinh bang tế thế được. Lúc lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh khác thường, xem rộng các sách, có tài văn vũ. Thân phụ Quốc Tuấn là An Sinh vương trước đây có hiềm riêng với Thái Tông, đem lòng oán giận, đi tìm khắp những người có tài, nghệ giỏi để dạy bảo Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, cầm tay Quốc Tuấn trối trăng lại rằng: “Con không vì cha mà lấy được thiên hạ, thì cha dẫu chết cũng không nhắm mắt được! Trong bụng Quốc Tuấn vẫn không cho câu nói ấy là đúng”.

Trần Hưng Đạo đã vì nghĩa lớn mà gạt bỏ thù riêng, Khi một mình nắm hết quyền bính trong nước trong quân, có lần đem câu trối trăng của cha hỏi hai người gia nô là Da Tượng và Yết Kiêu, đã cảm động ứa nước mắt vừa khen ngợi lời nói trung nghĩa của hai người, vừa không còn băn khoăn về chữ hiếu không nghe lời cha trăn trối. Khi quân Nguyên xâm lấn lần thứ hai, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân, Dã Tượng đi theo. Đến lúc quan quân thua trận, thủy quân tan rã, Trần Hưng Đạo định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói: ”Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền. Hưng Đạo Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó. Vương mừng lắm, nói: ”Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi”.

Đến cuối đời, Quốc Tuấn giả vờ hỏi ý con là Hưng Vũ Vương Quốc Nghiễn rằng: ’Cổ nhân giàu có cả thiên hạ để truyền cho con cháu về sau, việc ấy ý con nghĩ thế nào? Quốc Nghiễn thưa rằng: ”Việc ấy với người khác họ cũng không nên làm, huống chi là người cùng một họ”. Quốc Tuấn rất lấy làm phải, sau lại đem câu ấy hỏi con thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng, Quốc Tảng tiến thẳng đến, nói: ”Tống Thái Tổ là người làm ruộng, chỉ nhờ gặp thời vận mà lấy được thiên hạ”. Quốc Tuấn liền tuốt gươm ra kể tội rằng: ”Những người bầy tôi phản loạn chính là những đứa con bất hiếu mà ra”. Nói rồi có ý muốn giết đi. Quốc Nghiễn phải chạy ra kêu khóc xin nhận tội thay, mãi sau mới được Quốc Tuấn tha cho.

Đến khi Trần Hưng Đạo bị bệnh, Vua Trần Nhân Tông đến nhà riêng thăm và hỏi rằng: “Nếu có sự không lành xảy ra, mà quân Nguyên lại sang xâm lấn, thì chống cự lại bằng cách gì?” Trần Hưng Đạo đại khái thưa lại rằng quân giặc cậy vào trường trận, quân ta cậy vào đoản binh; đem đoản binh đánh trường trận, là việc thường trong binh pháp. Nhưng cần phải xét: nếu thấy quân giặc tràn sang như gió, như lửa, thì thế giặc có thể dễ chống cự được; nếu giặc dùng cách chiếm cứ dần, như tầm ăn dâu, không vơ vét của dân, không mong đánh được ngay, thì mình phải dùng tướng giỏi, phải xem xét tình thế biến chuyển như người đánh cờ, tùy theo thời cơ mà chế biến cho đúng, làm thế nào thu hút được binh lính như cha con một nhà, mới có thể dùng để chiến thắng được. Vả lại, phải bớt dùng sức dân để làm cái kế “thâm căn cố đế”, đó là thượng sách giữ nước không còn gì hơn”!

Chữ Tâm, chữ Đức sáng ngời cũng như những lời vàng ngọc chí tình của Hưng Đạo Đại Vương coi như vị Thánh có giá trị cho muôn đời sau, nhất là đối đầu với những thách thức lớn lao chưa từng có tại Biển Đông. Cần sự đồng thuận xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Mọi hành động làm cho thế nước suy sẽ là có tội với Tổ tông cũng như với Đất nước Việt Nam!

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (Tiến sĩ Sử học)

Nguồn: http://hannguyennguyennha.com/lich-su/nghien-cuu/190-tran-hung-dao-ba-lan-thang-quan-nguyen-mong

Monday, June 9, 2014

Thập ân phụ mẫu: Điệu hát xẩm lời cổ qua giọng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu

"Thập ân phụ mẫu" hay "Thập ân" là một trong tám làn điệu chính của thể loại hát xẩm và giọng hát của nghệ nhân dân gian Hà Thị Cầu được cho là thể hiện thành công nhất làn điệu này.


Nghĩa mẹ sinh thành, chớ có quên công cha ngãi mẹ sinh thành
Mẹ mang con chín tháng, thai sinh một dạ, trong lòng mẹ chả ngại tanh dơ
Nuôi con từ thở trứng nước, ngây thơ
Chớ có quên công cha ngãi mẹ sinh con ra
Công mẹ cũng lắm, công cha thời nhiều, là khi bồng bế cơm sữa nâng niu
Sinh con trai, con gái
Công lao cha mẹ thì nhọc nhằn, cho đêm ngày con bú con ăn
Đêm nằm quần áo, chiếu chăn nó ướt đầm đầm
Ướt thời mẹ chịu đành tâm, ráo xê con lại con nằm cho nó êm
Đốt ngọn đèn con ơi suốt cả thâu đêm, chờ cho con đi ngủ ấm êm
Mẹ nằm mong ngày, con ơi thì mong tháng mong đủ cho đầy năm
Mong bao giờ được, lớn khôn bằng người
Trước là con thành kính con phải đạo trời
Kính thời đôi bên cha mẹ là người hiếu trung
Công thái sơn phụ mẫu ngàn trùng
Đói nghèo mẹ khuyên con cứ ở hiếu trung thảo hiền
Cha mẹ thì thời phòng khi chân yếu tay mềm
Đền cơm trả sữa kẻo phiền mẹ cha
Nuôi con mong con tươi tốt được bằng hoa.
Phòng khi mình già mà tuổi luống, cha già nhờ con
Bõ công con lội suối trèo non
Cha tu nhân, mẹ còn tích đức cho con sau này
Ở có tiên, con ơi thời hậu được vấy ai
(Cha giồng cây đức, mẹ ơn giầy đền ân
Trong phép làm người mẹ khuyên con giữ đạo lý hiếu thân
Cảm thương cha mẹ, ân cần ra con mặc lòng ai thời phải đạo làm con
Phải nhớ đến công cha mẹ lại càng nhớ thương
Đường thập ân nói đến cha mẹ con thương
Lặng mà nghe tôi kể đoạn trường khúc nhôi)
Kể từ một ân trong lòng mẹ mới có thai
Âm dương nhị khí, nào ai biết gì nơi trong lòng mẹ chịu sầu bi
Miệng thời cay đắng, dạ thời mẹ héo hon
Bữa cơm ăn mẹ ăn không, biết miếng ngon
Lòng mẹ đắng cay chua xót về con đêm ngày
Sang đến hai ân mà công cha ngãi mẹ biết bao tày
Mẹ mang con chín tháng, có thai nặng nề
Thương con mẹ đi sớm về trưa
Của ngon vật lạ mẹ chả hề ước ao
Mang mẹ cùng con thì khó nhọc đã ôm giao
Não nề mẹ chịu, quản bao công trình
Sang tới ba ân con ơi vừa tới tháng sinh
Khác nào ruột mẹ một mình ái ương
Kể từ, con ơi thập nguyệt thai dương
Thêm vào mẹ mang mẹ cùng con nhọc nhằn
Có mang con vật lạ mẹ không ăn
Đã được chín tháng mẹ trông mong cho nó đủ mười ngày
Mong tới tuần bông hoa nở liền tay
Bao giờ con đấy cha mẹ thì đứng đây với mừng
Quý con lạng vàng con ơi cân giá đã nào bằng
Lưng bằng thì bằng ngọc coi bằng bông hoa
Láng thấy tai nghe thời con khóc ở trong nhà
Tuy nó đau lòng mẹ, nhưng mà được làm con
Công sinh thành đạo đức bằng núi non
Vì con cha mẹ chịu chiếu giường tanh hôi
Đường cù lao vất vả con ơi, góc bể bên trời lai láng cồn toan
Sang đến bốn ân nuôi con tha thiết mẹ cơ hàn
Tanh dơ mà lai láng, chứa chan ướt đầm
Chỗ ướt thời mẹ chịu cho đành tâm
Ráo xê con lại con nằm cho nó êm
Đốt ngọn đèn con ơi suốt cả thâu đêm để chờ cho con đi ngủ ấm êm
Mẹ nằm mong mấy ngày con ơi mong tháng mong đủ đầy năm
Năm ân sài ghẻ con cam
Của ngon vật lạ, mẹ không ham không hề
Bao nhiêu của lạ vật gì
Miếng ngon miếng ngọt cha mẹ nhường thì để cho con
Miếng nào cay đắng không ngon
Chịu khó mẹ ăn vậy cho con nhưng là
Sang đến sáu ân nuôi con phải đứa hay khóc cha mẹ mà lo thay
Ru đêm mẹ quên ngủ, ru ngày mẹ quên ăn
Sang đến mùa đông trời làm cho giá rét căm căm
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo mẹ để xê con
Thiếu gì của lạ miếng ngon, thiếu gì thịt cá, giò nem ngọt bùi
Bữa cơm mẹ ăn với muối, mẹ lại khen bùi
Cái bát nước nhân trần uống vào đắng ngắt chả biết màu gì ngon
Sang đến bảy ân mẹ giật mình về lúc con lên hoa
Biết bao cha mẹ khó nhọc xót xa đêm ngày
Tha hồ cha mẹ nặng nhọc, đắng cay
Tổn bao tiền của, thuốc ông thầy quản chi
Trông mong con từng cự từng kỳ
Cha mẹ lo cho chúng con từng tí, tí tị từng ti
Lo hoa con đau lòng cha mẹ chả an thân
Lòng cha mẹ nát, lo vì con
Thương thay lòng mẹ ngồi bế con
Nước mắt nó chảy ra cuồn cuộn
Như nguồn non xanh
Đói lo bấm gan mẹ nhịn cho đành
Cầu cho con khỏe mạnh lành là hơn
Sang đến tám ân kể bao siết nỗi nguồn cơn
Thời lòng cha mẹ, nhi quên bối sầu
Bể trời rộng cả cao sâu
Ai lấy câu mà nhắc, ai hầu được chưa
Cha mẹ lo cho chúng con ngày tháng đã thoi đưa
Để dương cao thì bay ráo
Bây giờ đã hay, nào là Quế, Nhung tiền nợ ông thầy
Lo cho con hết bao nhiêu của, đêm ngày vì con
Thương thay lòng mẹ vì con
Gia tài cơ nghiệp vì con nhưng là
Mừng có cầu cao bể rộng đã qua
Bây giờ cha mẹ mới đà an thân
Con lớn khôn đôi bên cha với mẹ đã mừng thầm
Đêm khuya hoàng cầm, dạy bảo mà nuôi
Trông thấy con ăn nói đã tươi cười
Bây giờ cha mẹ vấy nguôi trong lòng
Trông thấy con tươi tốt đẹp đẽ thì hình rong
Bây giờ cha mẹ bằng lòng dưỡng sinh
Sang đến chín ân, nuôi con nay đã trưởng thành
Gái trai định liệu học hành đèn sách thì văn chương
Trai với thời cho thi đỗ khoa trường
Khôi nguyên thì nhất cử bảng vàng đề danh
Cô con gái thời cha mẹ thì lại dạy hiển vinh
Dạng rỡ muôn đình, rể ngọ sang đông
Sang đến mười ân nuôi con đủ cả vợ chồng
Con con thì cháu cháu, chắt chắt thong rong được thọ trường
Cả gì hơn ông bà phụ mẫu đại đường
Tử tôn huynh thịnh văn chương đời đời
Chuyện thập ân từ đó mà thôi.


Trong chương trình truyền hình thực tế "Gương mặt thân quen" số 11 của năm 2014, nghệ sĩ Hoài Lâm đã hóa thân thành nghệ nhân dân gian Hà Thị Cầu cũng với trích đoạn mở đầu của bài "Thập ân phụ mẫu" và được cộng đồng chuyên môn đánh giá là rất thành công so với tuổi đời và tuổi nghề chênh lệch hơn nửa thế kỷ.

Nguồn: http://www.hannguyennguyennha.com/an-pham/da-phuong-tien/161-thap-an-phu-mau-ha-thi-cau

Sunday, May 25, 2014

Lửa tự thiêu nữ anh thư Tuyết Mai

Đọc tin Thanh Niên đưa tin Tuyết Mai tự thiêu, Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đã cảm xúc làm bài thơ "Lửa tự thiêu nữ anh thư Tuyết Mai". Tác giả có mong muốn nhà thơ Mai Trinh và các bạn thanh niên viết tiếp thành trường ca, nhất là các bạn thanh niên viết về đề án để đời cùa mình.

Trong số các bức thư để lại trước khi tự thiêu, bà Tuyết Mai có ghi ước nguyện của mình là: “Xưa kia có Bà Trưng dùng ngọn đuốc của Thi Sách để đánh chiếm thành Ngọc Hồi. Hôm nay tôi dùng ngọn đuốc thân này để hậu thuẫn cho cảnh sát biển và ngư dân”, “Suốt 10 ngày qua tôi sống thầm lặng và sôi sục lòng yêu nước. Hôm nay tôi quyết chí đốt thân mình làm ánh đuốc soi đường cho những ai xâm lược và ngoan cố chiếm đóng lãnh hải của chúng tôi”.

Ôi hào hùng quá đi thôi!
Lửa thiêu cảnh tỉnh bao lời thiết tha
Giận quân ngang ngược gian tà
Giàn khoan không rút nước ta đâu còn
Thế nên lửa cháy dạy con
Rằng sao kiên quyết không còn viển vông
Đâu còn đồng chí phải không?
Đâu còn hữu hảo mà trông với chờ
Âm mưu thuộc quốc bấy giờ
Tưởng như sẽ đạt đâu ngờ lại không.
Dân Nam sẽ quyết một lòng
Ngàn năm lịch sử đừng hòng làm chi
Làm chi cũng chẳng làm gì
Nước Nam rồi sẽ thần kỳ mà coi
Thoát vòng Đại Hán qua rồi
Sẽ thành cường quốc một thời quang vinh
Thanh niên phải hết sức mình
Mỗi người đề án thật tình góp công
Dựng xây nội lực hùng cường!
23g30 ngày 23/5 /2014

Nguồn: http://www.hannguyennguyennha.com/am-nhac-dan-toc/sang-tac-tho-ca/155-lua-tu-thieu-nu-anh-thu-tuyet-mai

Wednesday, May 14, 2014

Nói chuyện chuyên đề: "Đem hát thơ (dân ca) vào trường học" tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Tân Bình


Buổi nói chuyện chuyên đề "Đem hát thơ (dân ca) vào trường học" tại Phòng sinh hoạt Câu lạc bộ Trung tâm Văn hóa Thể thao Tân Bình do CLB Thơ nhạc Dân tộc Hương Việt tổ chức lúc 16 giờ chiều ngày Thứ Tư 14/05/2014. Diễn giả chính của chương trình là TS. Nguyễn Nhã - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Âm nhạc Dân tộc Hương Sắc Ba Miền (trực thuộc Trung tâm Văn hóa Tp.HCM). Buổi nói chuyện nằm trong chương trình "Cùng nhau đem âm nhạc dân tộc vào trường học" của Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã.

CHƯƠNG TRÌNH ĐEM HÁT THƠ VÀO TRƯỜNG HỌC

+ TỪ ĐÂU CÓ TỪ HÁT THƠ?

Ca trù có 46 thể loại, trong đó có thể loại hát thơ. Song đến nay thể loại này thất truyền, không rõ thơ được hát như thế nào.

Khi nghiên cứu và tổ chức hát ca trù tại Tp.HCM sau khi tổ chức hội thảo khoa học "Bản sắc Việt Nam trong âm nhạc" năm 1998 tại Khách sạn Majestic mà tôi là Trưởng Ban tổ chức, tôi thấy thể loại "Ả phiền", tức 36 giọng, rất đặc biệt, không phải là thể loại chính thống của ca trù mà khi xưa các quan viên nghe ca trù thường hút thuốc phiện. Khi hút đào nương tha hồ hát làn điệu nào cũng được từ sa mạc đến hát tì bà hành, chầu văn, hát trống quân... Trong khi tổ chức hát ca trù ở Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Kiều (OV Club) ở Khách sạn Equatorial, do ca trù rất kén người hát, người đàn cả người nghe, nên có lần chương trình hát ca trù đến tiết mục thứ năm thì còn rất ít khách. Từ đó tôi rút kinh nghiệm đưa những bài thơ lục bát đưa các nghệ sĩ hát các làn điệu dân ca. Cũng từ khi Cô Hồng Oanh hát bài thơ của Cô sáng tác tặng GS. Trần Văn Khê ngay trong buổi hát ca trù tại nhà, đã khiến tôi quyết định ngoài hát ca trù còn có hát thơ với nhiều làn điệu dân ca, ca cổ ba miền và báo Thanh Niên đã đăng bài cho rằng hát thơ là sáng tạo tuyệt vời, dẫn lời GS. Trần Văn Khê phát biểu như thế với điều kiện được quần chúng chấp nhận. Cũng từ đó các báo chí đã đưa nhiều thông tin như Báo Tuổi Trẻ đưa tin “Thi ca mới được nửa đường" rồi Thế hệ trẻ Thủ Đô đưa bài "Đem hát thơ vào trường học" khi phỏng vấn tôi… Sau đó CLB Ca trù Đại Học Hùng Vương được đổi là CLB Ca trù & Hát thơ ĐHHV và Hãng phim Truyền hình Tp.HCM làm phim "Hát thơ thời mới".

+ HÁT THƠ LÀ GÌ?

Hát thơ là hát những bài thơ, thường là thơ lục bát thì hát được hát nhiều làn điệu dân ca ba miền từ ru, lý đến hò… Hát khác với ngâm là có tiết tấu, nhịp điệu.

Song tôi nghĩ hát thơ là một nghệ thuật tạp kỹ cả đàn và hát. Có thể rất đơn giản một người vừa đàn vừa hát, có khi chỉ cần 1 cây đàn nguyệt hay 1 cây đàn sến hay một cây đàn đáy.

+ Vì SAO PHẢI ĐEM HÁT THƠ VÀO TRƯỜNG HỌC?

Chưa có một nước nào từ Tiểu học đến Trung học học sinh học nhiều thơ như Việt Nam, cũng chưa có nước nào thơ được hát với hàng trăm, hàng ngàn làn điệu dân ca, ca cổ như Việt Nam. Nếu từ ngoại khóa đến các tiết học chính khóa, môn Tiếng Việt, môn Văn, Ngữ văn từ Tiểu học đến Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông đều có thể hát thơ với nhiều làn điệu khác nhau tùy theo vùng miền.

Như thế chính khóa môn Văn hay ngoại khóa của rất nhiều môn học khác đều có thể có thơ và hát thơ thì giới trẻ sẽ yêu thích dân ca hay ca cổ, giúp giới trẻ giữ hồn dân tộc, có lòng tự hào dân tộc, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, không còn bị tụt hậu, bị xử ép như Biển Đông hiện nay.

Chính đem hát thơ vào trường học vô hình chung là một bước đem âm nhạc vào trường học.

+ KẾ HOẠCH ĐEM HÁT THƠ VÀO TRƯỜNG HỌC NHƯ THẾ NÀO?

+ Đánh động dư luận; đã thực hiện thử nghiệm tại Trường Ngô Sĩ Liên và Trường THPT Trần Hữu Trang vào những năm 2002 trở đi

+ Tham gia bước đầu công trình nghiên cứu khoa học "Hát thơ môn Tiếng Việt bậc tiểu học" của Sở Giáo dục Tp.HCM (giai đoạn đầu)

+ Đi đến các trường học nói chuyện đem âm nhạc dân tộc và hát thơ vào trường học, mở đầu là trường Đức Trí.

+ Thúc đẩy chương trình ngoại khóa dân ca, hát thơ tại các trường học

+ Vận động tài trợ làm băng hát thơ cho môn học tiếng Việt

+ Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục vào cuộc

* Hát thơ Tiểu học
Lớp 1:
Chào mào có áo màu nâu
Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về

Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Cái gì cao lớn lênh khênh
Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra

Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa
Quả non dành tận cuối mùa
Chờ con, phần cháu bà chưa trảy vào

Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo

Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm

Lớp 2
Mẹ
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng ơi,
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lá ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thữc vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(Trần Quốc Minh)

Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch chạy quanh xóm làng
Trên bờ, vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng

Lớp 4
Mẹ ốm
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

Cánh màng khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ trưa tan.

Khắp người đau buốt, nóng ran
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người chi trứng, người cho cam
Và anh y sĩ mang thuốc vào.

Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt nào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Mẹ vui, con có quảng gì
Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca
Rồi cho diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khỏe dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cầy
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

Truyện cổ nước mình
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì.
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cha tôi nhận mặt ông cha của mình.
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
Thị thơm người giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cầy theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.


Tuesday, April 22, 2014

Nhớ ngày 30 tháng 4 năm 1975: ngày hòa bình được lập lại và thống nhất đất nước


Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử Việt Nam cũng như của lịch sử thế giới.

Sau gần 40 năm, mọi phía sẽ nhìn lại ngày ấy một cách khách quan hơn, nhất là trong giới sử học.

Bên Thắng Cuộc, lúc đầu khi giương ngọn cờ Dân tộc và Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa cho là đó "Ngày giải phóng Sài Gòn", "Ngày giải phóng Miền Nam", "Ngày hòa bình lập lại và thống nhất đất nước và cả nước bước sang cách mạng xã hội chủ nghĩa". Bên thua cuộc cho là Ngày “mất nước”, ngày “quốc hận”, ngày mất “Tự do”. Có những người như Lý Quí Chung viết trong "Hồi ký không tên" cho là từ đó nhờ những nhà lãnh đạo cách mạng ở Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc.

Thực tế sau khi thống nhất đất nước, hòa bình được lập lại Việt Nam đã gặp bao nhiêu khó khăn, phải đương đầu cả cuộc chiến 1979 ở biên giới Phía Bắc cũng như chiến trường biên giới Tây Nam, buộc phải đổi mới kinh tế thị trường theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Song đã khiến hàng triệu người bỏ nước ra đi và không biết bao người đã chìm xuống Biển Đông. Đến năm 1990, Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ; Việt Nam phải ký ở Hội nghị Thành Đô và bắt đầu đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, đất nước nhiều đổi mới.

Chính vì phương hướng gặp nhiều biến đổi, gặp nhiều thách thức, nhiều nguy cơ, nhất là về phía Trung Quốc ngày càng hung dữ nhất là ở Biển Đông, nên đòi hỏi phải nhiều khôn khéo của lãnh đạo đất nước khiến phải tới nửa thế kỷ nữa mới thấy hết kết quả cũng như những hệ lụy ra sao.

Cũng có người nói rằng hiện nay Trung Quốc có rất nhiều chiêu rất độc ngoài chiêu mua chuộc bằng nhiều hình thức khác nhau, còn có khả năng xúi bậy người Việt làm bậy ở rất nhiều cấp kể cả người dân.

Trước những nguy cơ “mất nước” kiểu khác trước như thế, một hình thức thuộc quốc mà Trung Quốc không còn dấu giếm như học giả trẻ tuổi Trung Quốc Vương Hàn Lĩnh từng tuyên bố trên Tuần Việt Nam khi đến Việt Nam tham dự hội thảo về Biển Đông năm 2011, rằng "trước năm 1885 Việt Nam là thuộc quốc của Trung Quốc", dù mọi người biết rất rõ từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, thời vua Bảo Đại, các vua Việt Nam luôn tự xưng là Hoàng đế hay Đại Hoàng Đế và lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt hay Đại Việt, Đại Nam.

Với sự nghiên cứu lịch sử của bản thân, tôi thấy rằng trong lịch sử, Người Việt Nam qua các thời đại luôn tự hào về sự kiên cường bất khuất, sẵn sàng chiến đấu tới cùng đối với bất cứ kẻ xâm lược vĩ đại tới đâu từ thế kỷ X đến hiện nay, dù cũng có thời, có người như Lê Chiêu Thống vì lợi ích của mình, phe nhóm mình nhắm mắt “cõng rắn cắn gà nhà”.

Thật sự hiện nay có quá nhiều nguy cơ như trong bài "Kế sách cứu nước", đã được thi hóa bằng "Kinh thư".

Hiện nay, nhiều chuyện đáng buồn như một du học sinh người Nhật đã nói những nhận xét về Việt Nam hiện nay của mình hay như ông Onuki Hiroo, một đầu bếp người Nhật khi đến giao lưu ẩm thực Việt Nhật ở nhà tôi, nói rằng ông rất ngưỡng mộ Việt Nam và đã nhiều lần đến thăm Việt Nam. Mỗi lần ông đến, đều rất thất vọng khi thấy thanh niên Việt Nam hiện nay cứ chăm chăm đi kiếm tiền mà không biết những giá trị lịch sử văn hóa quý giá của mình lại sinh ra nhiều tiền. Nếu như thanh niên Việt biết tự hào về đất nước mình, lo xây dựng đất nước hùng cường thì như nước Nhật, thiếu gì người có tiền chứ không như hiện nay đất nước tụt hậu, chỉ một nhóm lợi ích có tiền mà thôi!

Một điều đáng buồn nữa không những đạo đức xuống dốc thảm hại, nhất là những gì xấu xí của người Việt, sự tha hóa đến mức báo động, người Việt  ta ở trong cũng như ngoài nước rất mất đoàn kết, tự do bôi nhọ, phá nhau đến cùng cực khiến chẳng tha ai, nhất là chỉ khác nhau về chính kiến. Chính vì thế tôi đang tập trung lo nói lên những xấu xí của người Việt. Ngoài mười đặc điểm của người Việt như thiếu liên kết, thiếu đoàn kết, không quan tâm đến những gì hoàn hảo, thích hưởng thụ quá sớm… được thi hóa và đã được NSƯT Hồng Vân hát thơ với các làn điệu dân ca ba miền để giới trẻ cảm thụ dân ca, giữ hồn dân tộc mà còn thấm thía mà khắc phục những xấu xí của người Việt mình, nhất là biết xấu hổ, biết trọng danh dự và kỷ luật.

Như tôi đã nói ở thư viện San Jose, California, năm 2012 rằng người Việt Nam phải bừng tỉnh, thế kỷ XX, Việt Nam là nạn nhân của thời cuộc quốc tế trong đó có vấn đề mất quần đảo Hoàng Sa.

Lịch sử đã sang trang, như sự thay đổi bao các triều đại trong quá khứ không nên sợ gì cả, phải bỏ qua những thương đau trong chiến tranh mà cùng nhau tìm giải pháp tốt nhất cho đất nước hùng cường.

Vấn đề quan yếu là phải giáo dục các thế trẻ làm sao có kỹ năng sống yêu nước như thanh niên Nhật Bản những gì làm hại cho đất nước nhất định không làm và phải có kỹ năng tư duy sáng tạo như thanh niên Do Thái để cùng nhau xây dựng nội lực đất nước hùng cường, lấy mối nhục tụt hậu và nhục bị xử ép ở Biển Đông làm động cơ hành động như cha ông chúng ta lấy nhục vong quốc trước đây mà dốc lòng hy sinh cứu quốc.

Chúng ta cũng cố minh bạch, trung thực, không còn gian dối và đối xử tử tế với nhau giữa người Việt với nhau trong tinh thần đồng bào, đồng “bọc trăm trứng” kể cả bên thắng cuộc cũng như bên thua cuộc.

Những người có tâm có tầm, nhất là các trí thức trẻ phải đi tiên phong phát triển một nền kinh tế trí thức và cố giữ hồn dân tộc, giữ bản sắc riêng đáng tự hào của dân tộc như ẩm thực Việt, thơ ca Việt, triết lý sống “quốc đạo”, con đường Việt Nam như triết lý “vuông tròn”, bánh chưng bánh dầy, triết lý “bầu bí” thương nhau tuy rằng khác giống, khác chính kiến nhưng chung một giàn hay thương người như thể thương thân trong xu hướng toàn cầu hóa để tồn tại và phát triển.

Nhớ ngày 30 tháng 4 trong tinh thần bình tĩnh, không quá vui mà cũng không còn quá buồn như ông Võ Văn Kiệt nói rằng đã có một triệu người vui đồng thời có một triệu người buồn trong đó có cả những người thân của chúng ta, ngay trong gia đình, họ hàng của chúng ta, để chúng ta tôn trọng nhau hơn, thương nhau hơn, bỏ qua cho nhau hơn.

Một đất nước đại hòa tuy còn nhiều trở ngại song nếu cùng nhau thì đại hòa sẽ tới và đất nước sẽ hùng cường với sự góp sức của hàng triệu con em đang du học ở nước ngoài để lấy những tinh hoa của người về xây dựng đất nước phát triển như nước Nhật đã từng làm, đổi mới như thời Minh Trị cho đến ngày nay.

Nhớ ngày 30 tháng 4 không phải chỉ để hồi tưởng rồi với chính kiên của mình bên thắng cuộc hay thua cuộc mà nói cho sướng miệng, thóa mạ nhau, mà phải bình tâm tìm hiểu tận gốc rễ vì đâu nên nỗi và cùng nhau tìm giải pháp. Chắc không ai muốn đất nước này tiếp tục thù hận cùng những hệ lụy, song rất ít ai chịu bình tâm cho mình có trách nhiệm - lỗi tại tôi nên thế! Người ta có thể quên hồi 1975 chỉ có hơn 30 triệu người Việt; bây giờ ở hải ngoại có hơn 4 triệu; trong nước hơn 90 triệu. Hai phần ba (2/3) là giới trẻ không từng sống trong thời chiến tranh rất đỗi đau thương. Số lượng giới trẻ này phải làm gì cho Đất nước và hàn gắn những đau thương như thế nào! Đó là vấn đề của giáo dục cho hôm nay và những ngày mai.

Nhớ ngày 30 tháng 4 như thế, đúng đã là ngày như mơ và sẽ là ngày như mơ nữa các bạn trẻ ạ.

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học

Người sáng lập Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã và cổng thông tin học thuật www.hannguyennguyennha.com

* Đọc thêm các bài viết nghiên cứu và tư liệu lịch sử đặc biệt về chủ đề này trên cổng thông tin học thuật www.hannguyennguyennha.com của Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã:

"Dinh Độc Lập chứng kiến giờ phút cuối cùng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa qua các nhân chứng và văn bản": http://www.hannguyennguyennha.com/lich-su/nghien-cuu/83-dinh-doc-lap-30-4-1975

"Người lưu giữ khoảnh khắc trưa 30/04 lịch sử": http://www.hannguyennguyennha.com/thong-tin/bao-chi/hoat-dong-khac/139-nguoi-luu-giu-khoanh-khac-trua-30-thang-4

"Cuốn băng thu âm ngày 30/04/1975: Tiếng nói đầu tiên về sự Đổi Đời trên làn sóng điện của Đài Phát thanh Sài Gòn": http://www.hannguyennguyennha.com/lich-su/tu-lieu-thu-tich/140-bang-ghi-am-ngay-30-thang-4-nam-1975-dai-phat-thanh-sai-gon

TS. Nguyễn Nhã trả lời cảm nghĩ về đoạn băng thu âm trong chuyên mục "Cà phê sáng" của chương trình "Thành phố hôm nay": http://youtu.be/7NLun-ntBug



Saturday, April 12, 2014

Kỷ lục tổ chức nhanh chưa từng có một chương trình Hát thơ Quốc đạo nhân ngày giỗ tổ năm 2014

"Nhân ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 ÂL, nhằm ngày 9 tháng 4 năm 2014, tại Quán Phở Phương, đường 34 Trần Não, Quận 2 TPHCM, hồi 17 giờ nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Hồng Oanh hát thơ với các làn điệu dân ca ba miền những vần thơ trích từ “Trường Ca giáo dục Gia đình & Văn hóa Quốc đạo” của Mai Trinh & Hãn Nguyên Nguyễn Nhã."

Trên đây là bản tin vắn được gửi qua thư điện tử và đưa tin trên Cổng thông tin www.hannguyennguyennha.com khoảng 4 giờ sau khi ban tổ chức hình thành chớp nhoáng hồi 10 giờ sáng ngày 8 tháng 4 năm 2014 tại Quán Phở Phương.

Vào hồi 17g30 ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, ngày 10 tháng 3 ÂL, sau khi nghệ nhân dân gian Nguyễn thị Hồng Oanh, người con Xứ Nghệ Tĩnh giới thiệu chương trình và mời TS. Nguyễn Nhã phát biểu. TS. Nguyễn Nhã phát biểu rằng “trong đời tôi chưa từng có tổ chức một buổi có ý nghĩa hết sức trọng đại mà lại nhanh đến thế và rất xúc động có mặt đông đủ mọi thành phần” (có cả đài truyền hình đến đến quay hình làm tài liệu nữa).

TS. Nguyễn Nhã đã giới thiệu một số người tiêu biểu như TS. Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng Khoa Văn hóa học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Tp.HCM); Nhạc sĩ Đỗ Ngọc Quang, NS. Võ Ngọc Lan, nguyên Chủ nhiệm CLB Ca Huế Phú Xuân; KS Đỗ Bội Quyết, Việt kiều ở Pháp, người sành ăn đã viết trong sách Phở Việt rằng đã nếm phở từ năm học lớp ba trường làng từ thập niên 30 thế kỷ trước, từ những phở gánh đến quán phở ở Hà Nội, tại Paris quán phở đầu tiên thập niện 50, các nhà hàng phở ở trong và ngoài nước sau 1975; họa sĩ Caroline Ziep Pham (Phạm Ngọc Diệp), Việt kiều ở Mỹ đang có dự án học bổng nghiên cứu Fulbright về “Việt Nam Revisited and Rebuild” (tạm dịch: Thăm lại và Tái thiết Việt Nam), cùng các thành viên Câu lạc bộ Nguyễn Du, Câu lạc bộ Ca trù & Hát thơ Lạc Việt…

TS. Nguyễn Nhã nhấn mạnh hơn lúc nào hết cần cùng nhau trở về nguồn, thấy những nét độc đáo của Việt Nam mà tự hào, trong đó có Quốc đạo, con đường Việt Nam, thờ Quốc Tổ Hùng Vương, anh hùng dân tộc và tổ tiên cùng các triết lý sống của người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, chính kiến, địa phương.

Quốc đạo không phải là tôn giáo, khác với Do Thái Giáo, có kinh thánh và có vua lập quốc là vua David, thờ độc thần. Quốc đạo Việt Nam cũng khác với thần đạo của Nhật Bản, tuy cũng thờ đa thần, có đền thờ thần đạo mỗi địa phương có khác, song Việt Nam lại thờ Quốc Tổ là vua Dựng nước Văn Lang đầu tiên ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay). Ngoài Quốc tổ Hùng Vương, Việt Nam còn thờ Mẫu (Mẹ từ Mẫu Liễu Hạnh đến bà Chúa Xứ) và Cha (Đức Thánh Trần Hưng Đạo) cùng các anh hùng dân tộc khắp nơi như Ký Thường Kiệt, Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Trương Định, Nguyễn Trung Trực…

Mỗi gia đình Việt Nam khác với Nhật và các nước Á Đông là có bàn thờ tổ tiên rất hệ trọng không những trong lễ hội gia đình ngày Giỗ, ngày Tết. mà còn trong những ngày trọng đại như lễ Thành hôn, lễ Vu qui, lễ Khao vọng, Vinh qui bái Tổ, lễ Thượng thọ… không phân biệt tôn giáo, chính kiến, địa phương đều có lễ vật rất Việt, khấn vái kính trình Tổ tiên và xin Tổ tiên phù hộ độ trì.

Quốc đạo Việt Nam còn có hẳn triết lý sống được đúc kết trong hàng ngàn năm nay như  “Triết lý vuông tròn”, bánh chưng bánh dày; “Triết lý bầu bí”, thương nhau cùng chung một giàn từ cộng đồng, quốc gia đến nhân lọai, giàn trái đất; “Triết lý Thương người như thể thương thân”, cụ thể hơn “Từ bi”, “bác ái”; hay “Chết vinh còn hơn sống nhục” cùng hàng trăm triết lý sống được đúc kết trong hàng trăm, ngàn câu tục ngữ ca dao Việt Nam mà trên thế giới khó có nước nào có được.

Quốc đạo Việt Nam có ngày 10 tháng 3 ÂL. Thần đạo của Nhật Bản có ngày 31 tháng 12 Dương lịch, hàng năm con cháu trong gia đình cùng nhau đến Đền thờ thần đạo. Song ở Việt Nam trước đây chủ chốt là các người già đến Đền Hùng lễ bái, đi trẩy hội Đền Hùng.

Hiện nay Ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương đã được coi là quốc lễ như thời Vua Lê Thánh Tông cũng như Nhà Nguyễn, thực hiện câu ca dao:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ Mùng mười tháng Ba”

Chắn chắn sau này các đình, đền thờ và cả nhà thờ sẽ là nơi các thành viên gia đình sẽ rủ nhau đến như người Nhật đến đền thờ thần đạo ngày 31/12. Và như vậy phải có biểu tượng Quốc Tổ treo ở các Đình, Đền, Nhà thờ… Khi ấy là ước mơ Đại Hòa Dân tộc sẽ trở thành hiện thực sau hơn nửa thế kỷ chịu biết bao thương đau, là nạn nhân của thời cuộc quốc tế…

Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã sẽ cùng các tổ chức văn hóa giáo dục ở trong và ngoài nước tổ chức những cuộc thi vẽ Biểu tượng Quốc Tổ để treo ở tất cả các Đình, Đền Thờ, Nhà thờ và cả bàn thờ tổ tiên của mọi nhà.

Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã sẽ cùng các tổ chức văn hóa giáo dục ở trong và ngoài nước tổ chức những cuộc thi thực hiện các băng đĩa hát ca trù, hát thơ Quốc đạo, Kinh Quốc đạo với hàng trăm, hàng ngàn làn điệu dân ca, ca cổ ba miền với hơn 6000 câu thơ lục bát trong “Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo” của Mai Trinh & Hãn Nguyên Nguyễn Nhã.

Ngày Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm Giáp ngọ, 2014 đã bắt đầu buổi nghệ nhân dân gian Hà Tĩnh Hồng Oanh hát thơ Quốc đạo như là khởi đầu một hành trình mới vô cùng quan hệ với lịch sử đại hòa của Dân tộc Việt Nam…

Những vần thơ trích trong “Trường Ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo” của Mai Trinh & Hãn Nguyên Nguyễn Nhã đã được hát tại quán Phở Phương, một quán phở đã đăng ký danh sách quán phở đạt chuẩn về chất lượng phở ngon lành sạch và không gian thuần Việt vào ngày 09/04/2014.

Sau Quán Phở Phương sẽ còn nhiều quán phở khác ở trong và ngoài nước đăng ký đạt chuẩn. Về sau sẽ có tổ chức nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn.
HVT


Thursday, April 10, 2014

Buổi ra mắt cổng thông tin www.hannguyennguyennha.com

Buổi ra mắt cổng thông tin www.hannguyennguyennha.com diễn ra vào lúc 9 giờ ngày 04/04/2014 tại Hội trường Cao ốc Thông Minh, Công ty Cổ phần Tin học Lạc Việt (23 Nguyễn Thị Huỳnh, P8, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM). Ngoài chương trình chính, buổi ra mắt còn bao gồm:

- Giới thiệu cuốn sách Phở Việt do Đề án Bếp Việt ấn hành với nhiều bài viết nghiên cứu công phu và hình ảnh minh họa đẹp, quý hiếm bao quát toàn bộ lịch sử hình thành và phát triển của món Phở Việt Nam, là món quà tặng tinh tế dành cho những người yêu mến văn hóa ẩm thực Việt Nam trong và ngoài nước.

- Siêu đầu bếp Nguyễn Văn Lập biểu diễn món ăn "Chả đuôi phụng" để xác lập kỷ lục "món chả phục vụ nhiều thực khách nhất Việt Nam" (300 người ăn, dài 3,5 m, ngang hơn 1m, cao  1,5m).

http://www.hannguyennguyennha.com/thong-tin/gioi-thieu/108-buoi-ra-mat-cong-thong-tin



Wednesday, March 19, 2014

Báo Đà Nẵng: Xây dựng thương hiệu quốc gia cho ẩm thực và phở Việt

Đón nghe bài phỏng vấn do VOV thực hiện nhân tọa đàm Xây dựng thương hiệu quốc gia: “Ẩm thực Việt - Phở Việt" (08/03/2014). Chương trình dự kiến phát sóng trên hệ VOV1, 23/03/2014, lúc 13h00 (nghe trực tuyến tại đây: http://vov1.vov.vn//Default.aspx), trên hệ VOV22, 23/03/2014, lúc 11h30, phát lại lúc 21h00 cùng ngày (nghe trực tuyến ở đây: http://vov2.vov.vn/Default.aspx). 
pho
 Phở là món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Việt Nam cũng như văn hóa Việt Nam.

TS Nguyễn Nhã cho rằng, nếu chúng ta khắc phục được chuyện an toàn thực phẩm, cộng thêm tiếp thị tốt thì ẩm thực Việt Nam nói chung và phở Việt Nam nói riêng sẽ trở thành thương hiệu quốc gia. Đó là cách tiếp thị tốt cho hình ảnh của Việt Nam trên phương diện văn hóa.
* Thưa TS Nguyễn Nhã, nhiều người biết tới ông với tư cách là nhà nghiên cứu lịch sử, đặc biệt quan tâm tới vấn đề chủ quyền biển đảo. Nhưng có lẽ chưa mấy người biết, một quan tâm rất lớn nữa của ông bên cạnh sử học là ẩm thực. Ông có thể chia sẻ về điều này?
- Tôi là nhà nghiên cứu lịch sử, mà lịch sử là quá khứ. Tôi cũng từng là trưởng nhóm nghiên cứu phát huy truyền thống Việt Nam. Từ năm 1975, tôi xây dựng nhóm nghiên cứu văn hóa ăn uống Việt Nam.
Năm 1996, ngay tại nhà, tôi giới thiệu 40 món ăn 3 miền với các nhà nghiên cứu như: Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Sơn Nam, Toan Ánh, Hoàng Xuân Việt… Năm sau, tôi giới thiệu 170 món ăn tại một khách sạn lớn tại Sài Gòn. Tiếp đó, chúng tôi còn tổ chức hội nghị khoa học có quy mô quốc gia lần đầu tiên về bản sắc Việt Nam. Tôi cũng tổ chức vài hội thảo khoa học khác về ẩm thực trị liệu cũng như các tiệc đãi quốc khách.
Năm 2007, tôi cùng 8 người sáng lập Viện Nghiên cứu ẩm thực Việt Nam và tôi là Viện trưởng. Năm 2012, tôi ngừng tham gia đơn vị này nhưng lại tiếp tục làm trưởng đề án Bếp Việt. Trước mắt, tôi đã thành lập CLB văn hóa ẩm thực Việt Nam của các doanh nhân. Các chuyên gia ẩm thực của Pháp khuyên rằng, muốn quảng bá bếp Việt ra thế giới, vai trò của giới doanh nhân rất quan trọng.
* Như vậy có thể thấy mối quan tâm của ông với ẩm thực đã bắt đầu từ rất lâu và song song với niềm đam mê nghiên cứu sử học. Sự khác biệt và thú vị giữa hai lĩnh vực nghiên cứu này như thế nào, thưa ông?
- Theo tôi, về việc nghiên cứu ẩm thực Việt Nam, giới sử học trong nước lâu nay ít quan tâm. Bây giờ, tôi là một trong những người nghiên cứu trở lại quá khứ. Cho đến nay, tôi mới chỉ tiếp cận được những món ăn có công thức làm từ thế kỷ 18 trở lại.
Tôi nghĩ, món ăn truyền thống trong gia đình hay trong cung đình xưa rất phong phú. Nhưng bây giờ, khi đưa các món ấy ra nhà hàng, các đầu bếp cũng ít biết về những món đó. Vì vậy, các món ăn bị pha tạp quá nhiều.
Nghiên cứu ẩm thực Việt Nam là cả vấn đề lớn. Kể từ khi bắt đầu nghiên cứu và tổ chức các hội thảo, tôi đã có 3 cuốn sách: Bản sắc ẩm thực Việt Nam, Độc đáo ẩm thực Thăng Long - Hà Nội, Độc đáo ẩm thực Huế. Mỗi cuốn sách là đặc điểm ẩm thực tiêu biểu của từng vùng. Thăng Long - Hà Nội có khoảng hơn 100 công thức nấu món ăn truyền thống trong gia đình. Ở Huế còn khoảng 200 công thức.
Sau khi nghiên cứu ẩm thực các vùng, bây giờ tôi muốn đi vào món ăn cụ thể. Và tôi đang nghiên cứu lịch sử của phở, cách chế biến và những nét văn hóa đi liền với món ăn này. Tôi cho rằng, phở là món ăn tiêu biểu cho ẩm thực Việt Nam cũng như văn hóa Việt Nam. Hy vọng với công trình nghiên cứu thật sâu của tôi, người ta sẽ hiểu hơn về những đặc trưng độc đáo của món ăn đã có khoảng hơn 100 năm nay.
* Từ nghiên cứu theo diện (tức là ẩm thực các vùng miền), tới nghiên cứu theo điểm (đi vào cụ thể từng món ăn), hẳn ông đã nhận ra một nét nào đó xuyên suốt trong tinh thần ẩm thực của người Việt từ góc nhìn văn hóa?
- Ngay tại Hội nghị khoa học Bản sắc Việt Nam trong ăn uống vào năm 1997, tôi đã có bài về chiến lược định hình và phát huy truyền thống ăn uống của Việt Nam. Khi đó, tôi đã đưa ra 9 đặc trưng của ẩm thực Việt Nam.
Sau này, khi tham gia Viện Nghiên cứu ẩm thực Việt Nam, tôi đúc kết mấy điều: ẩm thực Việt Nam lấy tự nhiên làm gốc, vừa ngon lại vừa lành. Rất ít mỡ, ít thịt, nhiều rau, củ, quả. Từ nguyên liệu chính tới các gia vị đi kèm, ăn kèm cũng đều là tươi sống. Trong cách nấu, người Việt thích luộc, hấp để giữ được vị tự nhiên của thực phẩm.
Chẳng hạn, với món phở, trong thành phần chính của nó đã có nhiều chất bổ dưỡng, lại có thêm các loại rau và gia vị đi kèm cũng là những chất bổ dưỡng khác. Ngay cả hành ăn kèm phở cũng có tác dụng tiêu mỡ, tốt cho sức khỏe.
Như vậy, chỉ một món ăn như phở, tùy theo cơ thể mỗi người, có thể ăn thêm hay bớt tùy theo nhu cầu. Phở có khả năng đáp ứng sở thích của từng người. Người ta nói ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, theo tôi, phở là một trong những cái tiêu biểu cho tính đa dạng ấy. Vì nếu phở truyền thống là phở gánh ở Hà Nội, nhưng vào Nam đã khác, sang nước ngoài lại khác nữa. Vì vậy, tôi mới nói, chúng ta phải có cái “chuẩn Việt”; từ cái chuẩn đó, người Việt Nam khi giới thiệu phở truyền thống có thể sẽ khác phở đã được biến tấu đi ở các vùng miền, nhưng vẫn giữ được cái được gọi là “chuẩn Việt” ấy.
* Ông có dịp thưởng thức ẩm thực của nhiều nước trên thế giới. Theo ông, vị thế của ẩm thực Việt trên mặt bằng chung của thế giới như thế nào?
- Tất cả các nguyên vật liệu và mùi vị trong món ăn Việt Nam luôn bảo đảm sự cân bằng. Khi đã cân bằng, tự nhiên nó hợp với nhiều người.
Và nữa, như tôi đã nói, món ăn của mình lại có chuyện “thêm” và “bớt”. Ví dụ, tôi là người thích ăn cay thì có thể thêm ớt. Tôi thích ăn béo thì có nước béo. Tôi thích thêm thịt thì có thịt, v.v…
Tôi từng gặp Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ thực phẩm, là Tổng Giám đốc của một công ty kinh doanh gạo và thực phẩm ở Hàn Quốc. Ông cho biết, ông đi từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh, ở đâu ông ăn cũng thấy ngon. Điều này không có ở những nước khác.
Hiện nay, CNN cũng đánh giá, trong 50 món ăn ngon của thế giới có món phở, gỏi cuốn của Việt Nam.
Như vậy, hiện nay Việt Nam có khoảng vài món mà đâu đâu người ta cũng biết và thích. Nhưng chúng ta có tới hơn 3.000 món ăn. Bên cạnh những món đã quen, biết đâu còn nhiều món ăn truyền thống khác có thể đã mai một, ví như món chả đẫy tôi từng giới thiệu và nhiều người rất thích.
Tôi nghĩ rằng, trong tương lai, nếu các doanh nhân của ta làm tốt, sẽ không chỉ có vài món, mà có thể là hàng chục món ăn của ta được thế giới biết đến.
Nếu chúng ta khắc phục được chuyện an toàn thực phẩm, cộng thêm tiếp thị tốt thì đến một lúc, theo tôi, ẩm thực Việt Nam nói chung và phở Việt Nam nói riêng sẽ trở thành thương hiệu quốc gia. Đó là cách tiếp thị tốt cho hình ảnh của Việt Nam trên phương diện văn hóa.
* Tại sao ông cho rằng, chúng ta cần xây dựng thương hiệu quốc gia cho ẩm thực Việt và phở Việt?
- Theo tôi, tất cả những gì xuất khẩu ở hạng nhất nhì thế giới hiện nay đều liên quan đến ẩm thực. Đó là gạo, cà-phê, hạt điều, cá, tôm, v.v… Khắp nơi trên thế giới đều có các quán ăn Việt Nam, nhất là phở. Nhìn lại thị trường trong nước cũng thấy ẩm thực là lĩnh vực rất quan trọng.
Việt Nam có nhiều món ăn ngon, nhưng phở vẫn là món mang nhiều đặc trưng tiêu biểu cho văn hóa Việt. Văn hóa Việt là nền văn hóa được giao lưu với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Phở cũng vậy, nó phát triển rất mở, đến nỗi phở mỗi vùng lại có những khác biệt. Sự biến tấu đúng hay không còn do hoàn cảnh, nhưng nếu biến tấu mà vẫn giữ được bản sắc thì rất tốt, vì nó thể hiện tính đa dạng, tính mở của văn hóa Việt Nam. Ngay trong cách ăn phở cũng thể hiện sự toàn tâm toàn ý. Vì ăn phở mà không tập trung ăn khi nóng sốt thì làm sao ngon được.
Tôi nghĩ rằng tất cả những điểm vừa nêu đã thể hiện bản sắc văn hóa Việt Nam. Và tất cả những gì nằm trong văn hóa Việt Nam đều có những cái hay, nhưng chưa có cái nào nổi bật bằng văn hóa ẩm thực và văn hóa phở.
* Ông và các cộng sự đã và đang làm gì để cụ thể hóa chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia cho ẩm thực Việt và phở Việt?
- Trước mắt, chúng ta phải quảng bá ngay với những người nước ngoài ở Việt Nam. Hiện nay, tình trạng pha tạp giữa ẩm thực Việt và ẩm thực các nước Tàu, Tây rất rõ. Do đó, nếu muốn quảng bá, phát triển ẩm thực ra thế giới, ta cũng cần chuẩn hóa hệ thống nhà hàng, chuẩn hóa những món ăn của ta. Nước ta chưa có công ty nào như công ty Hoàng gia ở Thái Lan. Họ đã phát triển hơn 8.000 nhà hàng chuẩn kinh doanh ẩm thực Thái Lan trên khắp thế giới.
Vấn đề yếu nhất của ẩm thực Việt Nam hiện nay là an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, chúng tôi đề nghị các doanh nghiệp chuẩn bị thực hiện mẫu chuỗi nhà hàng bảo đảm từ thực phẩm sạch đến bếp sạch…
* Xin cảm ơn ông!
“Ngày 10-4 tới, chúng tôi sẽ tổ chức Hội thảo Pháp - Việt về vấn đề quảng bá bếp Việt ra thế giới, trong đó nói nhiều về chuyện phục dựng ẩm thực cung đình Huế về an toàn thực phẩm. Ngày xưa, khi hoàng đế ăn, nếu thức ăn không an toàn thì người phục vụ bị xử trảm. Bây giờ khách hàng là “thượng đế”, nếu thượng đế ăn mà không an toàn thì cũng phải bị xử lý thôi”.
TS NGUYỄN NHÃ
TRẦN ĐẮC LUÂN thực hiện